| Hotline: 0983.970.780

Giám sát, quản lý dịch bệnh đàn vật nuôi dịp cuối năm

Thứ Ba 10/12/2024 , 08:36 (GMT+7)

THANH HÓA Các địa phương cần thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi, nhất là tại các địa bàn có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh.

Nhân viên Trung tâm bán heo Thanh Hóa xử lý môi trường khi nhập lợn vào khu nuôi nhốt tạm thời. Ảnh: Quốc Toản.

Nhân viên Trung tâm bán heo Thanh Hóa xử lý môi trường khi nhập lợn vào khu nuôi nhốt tạm thời. Ảnh: Quốc Toản.

Thanh Hóa có tổng đàn lợn khoảng 1,3 triệu con, gia cầm 26 triệu con, đàn trâu, bò khoảng 423.000 con. Hiện nay, các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang tích cực, chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Theo dự báo, những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng các sản phẩm động vật tăng cao kéo theo việc vận chuyển, lưu thông, giết mổ động vật gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ trà trộn sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc.

Để phòng ngừa nguy cơ xâm nhập các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã duy trì hoạt động của các chốt kiểm dịch động vật 24/24 giờ, tăng cường hiệu quả hoạt động của các đội, trạm kiểm dịch lưu động nhằm ngăn ngừa lây lan dịch bệnh từ bên ngoài vào tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật chưa qua kiểm dịch của cơ quan thú y theo quy định.

Tại các trạm kiểm dịch, phương tiện chuyên chở gia súc, gia cầm phải dừng lại xuất trình giấy tờ kiểm dịch, kiểm tra niêm phong kẹp chì, thẻ tai trâu bò, dụng cụ chứa đựng, phun thuốc tiêu trùng, khử độc trên các phương tiện vận chuyển, đóng dấu xác nhận trước khi đi qua địa bàn… 

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng còn tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm, phát hiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp trốn tránh việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.

Cùng với công tác kiểm tra, các tổ công tác đã kết hợp hướng dẫn các chủ hàng thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh, các trang trại, cơ sở chăn nuôi và chế biến sản phẩm động vật phải có trách nhiệm đăng ký với cán bộ kiểm dịch về ngày, giờ xuất phát để thực hiện kiểm tra trên cơ sở tờ khai đăng ký thời gian.

Xe chuyên dùng chở lợn tại Trung tâm bán heo Thanh Hóa được vệ sinh sạch sẽ trước khi lăn bánh. Ảnh: Quốc Toản.

Xe chuyên dùng chở lợn tại Trung tâm bán heo Thanh Hóa được vệ sinh sạch sẽ trước khi lăn bánh. Ảnh: Quốc Toản.

Đối với các cơ sở chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã và đang tích cực phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi, chủ động thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch cho đàn vật nuôi.

Ông Đặng Trường Giang, Trưởng phòng Quản lý dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa cho biết, những tháng cuối năm, đàn vật nuôi sẽ đối diện với nguy cơ phát sinh các bệnh dịch (lở mồm long móng, dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục…).

Do đó, để phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, chi cục khuyến cáo bà con áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; thường xuyên chủ động vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt các loài côn trùng trung gian truyền bệnh.

Bên cạnh đó, các địa phương cần chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao, để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện.

Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng đã tổ chức kiểm dịch được hơn 310.000 con lợn thịt, hơn 1,6 triệu gia cầm giống và gần 700 tấn thịt gà, 9 tấn tóp mỡ, gần 200 tấn da trâu, bò... vận chuyển ra ngoài tỉnh. Kiểm dịch được 666 con trâu, bò giống, 142.000 con lợn thịt, 500 lợn sữa xuất khẩu, 1,1 triệu gia cầm giống, hơn 19 tấn thịt trâu, bò... tại các đầu mối giao thông.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.