| Hotline: 0983.970.780

Gần 20 nghìn hộ nông dân tham gia vào các liên kết chuỗi

Thứ Tư 29/03/2023 , 09:51 (GMT+7)

LÂM ĐỒNG Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có khoảng 215 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với khoảng gần 20 nghìn hộ nông dân tham gia.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, đến nay, địa bàn tỉnh có 215 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Trong các chuỗi này có sự tham gia của gần 17 nghìn hộ nông dân trồng trọt và 2,8 nghìn hộ chăn nuôi.

Theo ngành nông nghiệp, quy mô liên kết sản xuất trong các chuỗi này hiện khoảng trên 31 nghìn ha diện tích trồng trọt với sản lượng 480 nghìn tấn, quy mô trong chăn nuôi đạt trên 1 triệu con gia súc, gia cầm các loại với sản lượng đạt trên 143 nghìn tấn.

Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có khoảng 215 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với khoảng gần 20 nghìn hộ nông dân tham gia. Ảnh: Minh Hậu.

Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có khoảng 215 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với khoảng gần 20 nghìn hộ nông dân tham gia. Ảnh: Minh Hậu.

Đến nay, tổng diện tích áp dụng VietGAP, GlobalGAP... của địa phương là 5,8 nghìn ha. Trong đó có khoảng 3 nghìn ha rau, 1,2 nghìn ha cây ăn quả, 637 ha chè, 292 ha chà phê và 605 ha lúa… Diện tích sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng đồng bộ, bền vững 4C, UTZ, Rainforest là 84 nghìn ha, sản lượng đạt 261 nghìn tấn/năm.

Cũng theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, đến nay, kết quả áp dụng VietGAHP trong chăn nuôi của địa phương là 4 cơ sở nuôi cá tầm, 3 trang trại chăn nuôi heo, 2 cơ sở chăn nuôi gia, 26 cơ sở chăn nuôi ong.

Quy mô liên kết sản xuất trong các chuỗi ở Lâm Đồng hiện khoảng trên 31 nghìn ha diện tích trồng trọt với sản lượng 480 nghìn tấn. Ảnh: Minh Hậu.

Quy mô liên kết sản xuất trong các chuỗi ở Lâm Đồng hiện khoảng trên 31 nghìn ha diện tích trồng trọt với sản lượng 480 nghìn tấn. Ảnh: Minh Hậu.

Địa phương cũng có trên 1,3 nghìn ha diện tích trồng trọt được cấp chứng nhận hữu cơ với tổng sản lượng ước đạt hơn 2 nghìn tấn/năm và trên 1 nghìn bò sữa đạt chứng nhận hữu cơ.

Ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng cho biết, 3 tháng đầu năm, thời tiết thuận lợi đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp ổn định. Vụ đông xuân cơ bản thắng lợi, các diện tích cây dài ngày sinh trưởng, phát triển tốt, các cơ sở, hộ chăn nuôi tập trung gây đàn trở lại sau Tết Nguyên đán đảm bảo an toàn sinh học. Đặc biệt công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được triển khai hiệu quả.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất