| Hotline: 0983.970.780

Đưa trái cam Hà Tĩnh vươn xa

Chủ Nhật 13/10/2024 , 21:14 (GMT+7)

Cùng với chuyển đổi số trong sản xuất, hàng năm Hà Tĩnh duy trì lễ hội cam, giúp người tiêu dùng cả nước tiếp cận với sản phẩm nông sản chất lượng.

Kích cầu tiêu dùng thông qua lễ hội cam

Qua 6 mùa, Lễ hội cam và các sản phẩm nông nghiệp đã khẳng định được ý nghĩa, vai trò kết nối nông sản Hà Tĩnh đến người tiêu dùng.

Theo Sở Công thương Hà Tĩnh, năm 2024 quy mô lễ hội dự kiến khoảng 100 gian hàng trưng bày cam và các sản phẩm chủ lực của địa phương cùng với các hoạt động văn hóa, du lịch, ẩm thực, ca nhạc. Thời gian mở cửa hàng ngày từ 7h30 đến 22h trong các ngày lễ hội (từ 15 - 17/11).

Lễ hội cam đã kích cầu tiêu thụ sản phẩm chủ lực của Hà Tĩnh. Ảnh: Thanh Nga.

Lễ hội cam đã kích cầu tiêu thụ sản phẩm chủ lực của Hà Tĩnh. Ảnh: Thanh Nga.

“Mục đích duy trì lễ hội cam là để quảng bá sản phẩm cam và các sản phẩm nông nghiệp của Hà Tĩnh đến với người tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và nước ngoài (trực tuyến). Tạo cơ hội cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân trao đổi kinh nghiệm sản xuất, nuôi trồng, bảo tồn giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ áp dụng vào sản xuất nhằm mở rộng diện tích trồng cam, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản.

Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân trong việc bảo vệ và phát triển thương hiệu hàng hóa; quảng bá sâu rộng về xuất xứ địa lý, thương hiệu cam và các sản phẩm của Hà Tĩnh”, lãnh đạo Sở Công thương nhấn mạnh.

Với điều kiện tự nhiên, khí hậu đặc trưng, Hà Tĩnh có nhiều sản phẩm cây ăn quả có múi nổi tiếng đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng như: bưởi Phúc Trạch, cam bù Hương Sơn, cam Khe Mây, cam chanh Vũ Quang, quýt khốp Kỳ Anh… Tuy nhiên, để gia tăng sản lượng tiêu thụ, các lễ hội xúc tiến thương mại như lễ hội cam hàng năm là cực kỳ cần thiết, đem lại hiệu quả thiết thực.

Người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc đến từng quả cam thông qua mã QR. Ảnh: Thanh Nga.

Người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc đến từng quả cam thông qua mã QR. Ảnh: Thanh Nga.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang cho rằng, sau 6 năm tổ chức, lễ hội đã tạo được sự lan tỏa, mở rộng giao lưu hợp tác giữa nhà sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên, để kích cầu tăng sản lượng cần có nhiều giải pháp để thu hút người tiêu dùng đến với lễ hội hơn nữa.

“Bình quân mỗi năm chúng tôi có 2 - 4 gian hàng cam, với sản lượng khoảng 20 tấn tham gia lễ hội. Giá bán tại lễ hội cao hơn tại vườn và quan trọng, tại đây sự hiện diện của cam Vũ Quang được nhiều người tiêu dùng biết đến hơn”, ông Sơn nói.
Đến thời điểm này, toàn huyện Vũ Quang đã có hơn 1.700ha cam cho thu hoạch, với năng suất bình quân 9 tấn/ha.

Chất lượng làm nên thương hiệu

Thông qua việc đưa tiến bộ kỹ thuật, xây dựng các mô hình canh tác cam VietGAP, theo hướng hữu cơ và hữu cơ, sản phẩm cam của huyện Vũ Quang luôn được thương lái tin tưởng thu mua tại vườn với giá cao hơn thị trường từ 10 - 30%.

Năm 2024, trang trại hơn 2ha của hộ anh Nguyễn Chiến Thắng, ở xã Thọ Điền tiếp tục áp dụng giải pháp nuôi “vệ sỹ” kiến vàng nhằm phòng chống một số đối tượng sinh vật gây hại trên cây cam, bưởi. Trang trại này đồng thời duy trì quy trình sản xuất hữu cơ, sử dụng hoàn toàn phân vi sinh bón cho cây, không phun thuốc BVTV nhằm nâng chất lượng sản phẩm.

Theo anh Thắng, năm 2023, trang trại của anh đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, áp dụng biện pháp kỹ thuật nuôi kiến vàng để bắt các loại sâu, nhện làm thức ăn như: rầy, rệp, bọ trĩ, các loại sâu non ăn lá, nhện đỏ, nhện trắng, nhện vàng…, bảo vệ cây trồng. Kết quả, sản phẩm cam của trang trại đã được tổ chức chứng nhận Vinacontrol TP.HCM chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ. Kể từ đó, giá bán sản phẩm tăng lên 20 - 30% so với sản xuất truyền thống.

Vườn cam hữu cơ hộ anh Thắng được bao quả kết hợp nuôi kiến vàng để nâng cao năng suất, chất lượng. Ảnh: Thanh Nga.

Vườn cam hữu cơ hộ anh Thắng được bao quả kết hợp nuôi kiến vàng để nâng cao năng suất, chất lượng. Ảnh: Thanh Nga.

“Trước đây giá bán cam chỉ dao động ở mức 15.000 - 20.000đ/kg nhưng cam hữu cơ chúng tôi bán giá thấp cũng khoảng 25.000đ/kg. Tuy nhiên, trở ngại hiện nay là người tiêu dùng chưa đánh giá đúng được giá trị của sản phẩm hữu cơ và thông thường nên đầu ra đang khá bấp bênh”, chủ trại cam nói.

Năm nay, dự kiến tổng sản lượng bưởi, cam chanh, cam bù của trại anh Nguyễn Chiến Thắng đạt khoảng 20 tấn, nếu bán với giá trung bình 25.000đ/kg, doanh thu đạt khoảng 500 triệu đồng.

Theo thống kê, đến thời điểm này, toàn huyện Vũ Quang có 10ha cây ăn quả có múi của 6 hộ/5 xã thực hiện mô hình sản xuất cam hữu cơ, nuôi thiên địch bảo vệ cây trồng.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Tuyên truyền rộng rãi ‘5 không’ phòng bệnh dại trên chó mèo

VĨNH LONG Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người nuôi, đồng thời hướng đến xây dựng vùng an toàn bệnh dại trên chó, mèo.

Nghệ An đặt mục tiêu trên 400 nghìn tấn lương thực vụ hè thu - mùa

Dựa vào tình hình thực tế, ngành nông nghiệp Nghệ An phấn đấu hoàn thành mục tiêu 400.360 tấn lương thực tại vụ hè thu - mùa năm 2025.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.