| Hotline: 0983.970.780

Dự án VnSAT thúc đẩy sản xuất cà phê hiệu quả

Thứ Năm 23/12/2021 , 12:54 (GMT+7)

Dự án VnSAT với các hoạt động hỗ trợ đã giúp các hợp tác xã, tổ hợp tác thực hiện quy trình sản xuất cà phê bài bản, đạt hiệu quả cao.

Tại xã Lộc Ngãi (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng), Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp bền vững được thành lập với sự hỗ trợ từ Dự án VnSAT. Đến nay, tổ này có khoảng 45 hộ thành viên với tổng diện tích cà phê khoảng 113ha. Thông qua tổ hợp tác, các kiến thức về canh tác cà phê được cập nhật liên tục, giúp các thành viên thực hiện sản xuất bài bản, đạt hiệu quả cao.

Các hoạt động hỗ trợ của Dự án VnSAT giúp các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất cà phê đạt hiệu quả cao. Ảnh: M.H.

Các hoạt động hỗ trợ của Dự án VnSAT giúp các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất cà phê đạt hiệu quả cao. Ảnh: M.H.

Ông Đỗ Đình Tiến, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp bền vững cho biết, trước đây, người dân trồng cà phê theo cách truyền thống nên năng suất, chất lượng lúc lên lúc xuống. Cây trong vườn cũng phát triển không đồng đều. Từ khi Dự án VnSAT đào tạo kiến thức về quy trình canh tác như bón phân, tưới nước, cắt tỉa cành... thì người dân mới biết cách để sản xuất hiệu quả.

"Các kiến thức về canh tác cà phê rất hữu ích, mang lại kết quả cao. Chúng tôi hy vọng thời gian tới Dự án VnSAT sẽ hỗ trợ thêm về đường giao thông, cơ sở hạ tầng khác để việc sản xuất được tốt hơn", ông Đỗ Đình Tiến thổ lộ.

Tương tự, tại xã Nam Hà (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng), Tổ hợp tác cà phê bền vững Nam Trưng thời gian qua cũng nhận được sự hỗ trợ của Dự án VnSAT về cơ sở hạ tầng, các mô hình tưới tiết kiệm. Ông Tạ Quang Việt, Tổ trưởng Tổ hợp tác cà phê bền vững Nam Trưng cho hay, hiện nay tổ có trên 100 thành viên với tổng diện tích khoảng 350ha cà phê. Dự án VnSAT đã hỗ trợ tổ xây dựng 2,6km đường giao thông, 200m2 nhà kho và nhiều mô hình về tưới nước tiết kiệm.

Theo ông Tạ Quang Việt, các mô hình cà phê được hỗ trợ từ dự án phát triển rất tốt, cho năng suất từ 3,5-4 tấn nhân/ha. Nông dân được đào tạo kiến thức về chăm sóc cà phê, bón phân, tưới nước tiết kiệm nên chủ động trong sản xuất. Đặc biệt là tư duy, phương thức canh tác cà phê ngày càng được thay đổi, giúp người dân tiết kiệm công sức, chi phí nhưng vẫn tăng được năng suất, chất lượng sản phẩm. Hiện nay, Tổ hợp tác cà phê bền vững Nam Trưng đang thực hiện các mô hình cà phê theo hướng hữu cơ để nâng cao giá trị.

Các mô hình cà phê của Dự án VnSAT có sự phát triển vượt trội. Ảnh: M.H.

Các mô hình cà phê của Dự án VnSAT có sự phát triển vượt trội. Ảnh: M.H.

Ông Trần Văn Xuất, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Nam Ban (thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) cho hay, các mô hình mà Dự án VnSAT hỗ trợ hợp tác xã thực hiện có sự phát triển vượt trội. Cà phê từ các mô hình điểm rất tốt nên người dân ngoài vùng dự án cũng học hỏi và làm theo.

"Hợp tác xã chúng tôi được Dự án VnSAT hỗ trợ về nhà kho, sân phơi, mô hình cà phê bền vững và đặc biệt là hỗ trợ về mô hình tưới tiết kiệm", ông Xuất nói và cho biết thêm, việc tưới nước trước đây tốn rất nhiều thời gian và chi phí còn hiện nay, thông qua hệ thống tưới phun sương tại gốc, tưới nhỏ giọt, người dân đã tiết kiệm được chi phí, thời gian, tiết kiệm được nguồn nước. Việc bón phân cũng được thực hiện thông qua hệ thống tưới nên rất lợi thế.

"So với trước đây thì các mô hình cho lợi gấp 2 lần. Quan trọng hơn, năng suất và chất lượng cà phê tăng cao. Hiện nay, các mô hình cà phê của hợp tác xã đạt năng suất trên 4 tấn nhâ/ha", ông Trần Văn Xuất, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Nam Ban chia sẻ.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, Dự án VnSAT đã triển khai hỗ trợ 44 Tổ chức nông dân nằm trong vùng sản xuất cà phê trọng điểm của tỉnh: Mô hình Hợp tác xã/Tổ hợp tác sản xuất cà phê tập trung, khoảng 14.000 hộ nông dân được hướng dẫn quy trình sản xuất cà phê theo hướng bền vững.

Cà phê tái canh do Dự án VnSAT hỗ trợ có sự phát triển mạnh mẽ và đồng đều. Ảnh: M.H.

Cà phê tái canh do Dự án VnSAT hỗ trợ có sự phát triển mạnh mẽ và đồng đều. Ảnh: M.H.

Dự án đã hỗ trợ cho các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất cà phê có năng lực: Hệ thống nhà kho, sân phơi, máy sấy, máy sơ chế… giúp các hợp tác xã, tổ hợp tác hoàn thiện quy trình chế biến cà phê của mình, nhằm nâng cao chất lượng cà phê.

Ông Nguyễn Văn Châu, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng nhận định, với sự hỗ trợ của VnSAT, các hợp tác xã, tổ hợp tác đã tổ chức sản xuất một cách bài bản, xây dựng được chuỗi giá trị. Đặc biệt, thông qua đó, tư duy của người nông dân dần thay đổi, họ đã thấy được hiệu quả khi áp dụng đúng quy trình kỹ thuật được khuyến cáo như không bón nhiều, bón thừa lượng phân đạm hóa học, tăng cường phân hữu cơ… để giảm chi phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo cho cây phát triển.

"Hiểu biết của nông dân ngày càng sâu rộng, sẵn sàng áp dụng cái mới, cái hiệu quả hơn, mạnh dạn đầu tư công nghệ tưới tiết kiệm, đầu tư máy sấy, máy sơ chế cà phê…để nâng cao hiệu quả đầu tư, hiện đại hóa trong nông nghiệp, theo đúng định hướng, chiến lượt phát triển cà phê của tỉnh", ông Nguyễn Văn Châu chia sẻ.

Trang thông tin có sự đồng hành của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - VnSAT

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.