| Hotline: 0983.970.780

Dự án tỷ đô của Trung Quốc ở Miến Điện bị phản đối dữ dội

Thứ Tư 11/05/2016 , 09:01 (GMT+7)

Các vụ bạo động đã nhiều lần bùng phát ở Miến Điện xung quanh hoạt động khai thác quặng đồng do một số Công ty Trung Quốc đứng đằng sau từ nhiều năm qua. Đã có người thiệt mạng và căng thẳng vẫn hiện hữu ngay tại thời điểm này.

Năm 2012, cảnh sát chống bạo động Miến Điện đã phải dùng phospho gây cháy cùng hơi cay, súng nước bố ráp trong nỗ lực giải tán đám đông dân làng suốt một đêm, theo tường thuật của báo Guardian (Anh).

Những người nông dân đã tụ tập để phản đối một dự án khai mỏ quặng đồng lớn. Mỏ đồng Monywa ở vùng tây bắc đất nước, do quân đội và chi nhánh của một công ty sản xuất vũ khí Trung Quốc quản lý và khai thác.

Dự án tỷ đô

Các nhà hoạt động nói ít nhất 50 người đã bị thương, chủ yếu do chất gây cháy của cảnh sát khiến lán trại của người biểu tình bắt lửa.

Các nhân chứng nói nhiều xe tải đổ cảnh sát cơ động xuống khu vực sáu lán trại của người biểu tình, gần khu mỏ ở vùng Sagaing, nơi đang thực hiện dự án mở rộng trị giá tới 1 tỷ USD. Nhiều nông dân đã mất nhà cửa.

Cuộc biểu tình cũng phản ánh sự tức giận ngày càng tăng trong dân chúng Miến Điện đối với các công ty Trung Quốc vốn đầu tư rất nhiều tiền vào nước này trong những năm gần đây.

Miến Điện, được nói là rất giàu tài nguyên thiên nhiên, là tâm điểm của cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây. Trung Quốc chiếm thế thượng phong khi có khả năng thiết lập mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế và chính trị với chính quyền quân nhân ở Miến Điện trong suốt thời gian Miến Điện chịu cấm vận quốc tế.

Khi phóng viên của Guardian tới thị sát khu vực Monywa sau cuộc bạo động ít ngày, không khí xung quanh khu nhà máy xử lý quặng đầy mùi axit sulfuric. Dân địa phương nói đất trồng trọt quanh vùng không còn trồng trọt được nữa và ngày càng có nhiều trẻ em sinh ra bị mù.

Nguyên nhân, theo họ, là khí thải chứa axit sulfuric từ nhà máy, nước thải chứa rỉ đồng thoải mái chảy ra môi trường suốt 15 năm qua. Hàng loạt đồi bị bạt, rừng bị phá để lấy diện tích làm nhà máy.

“Những ngọn núi này là của chung, nhưng nay bị san bằng để khai thác đồng. Dự án cần bị chặn lại nếu chính phủ mới tin vào khẩu hiểu của mình về quản trị đất nước tốt và một chính phủ trong sạch và thực sự thông cảm với nỗi khổ của người dân”, U Tiloka, một nhà sư đi biểu tình cùng dân làng, nói.

Các cuộc biểu tình phản đối bắt đầu nổ ra ở thời điểm ba tháng trước và tăng dần độ nóng. Hàng trăm nông dân với sự ủng hộ của các nhà tu hành đã phong tỏa cổng nhà máy phát thải khí có axit, bao vây các máy ủi và xe tải. Người đi biểu tình dùng nhiều lời lẽ mạnh mẽ chỉ thẳng Trung Quôc.

“Đuổi công ty (của người Trung Quốc) là mục tiêu của chúng tôi”, Thwe Thwe Win, 24 tuổi, nông dân chuyên bán rau ở làng Wat Hmei thét vào loa cầm tay. “Không để người Trung Quốc trên đất của chúng tôi, không để người Trung Quốc gần làng tôi”, người biểu tình hô vang.

13-06-27_-severely-burnt-buddhist-008
Một nhà sư tham gia biểu tình phản đối dự án khai thác đồng tại Monywa đã bị bỏng phospho, năm 2012. Ảnh: Guardian

Win, người sau đó bị bắt giữ ít ngày, nói gia đình cô đã mất đất nơi họ từng nhiều năm trồng rau. “Các quan chức của dự án nói họ sẽ thuê đất của chúng tôi trong ba năm. Và họ trả tiền đền bù ba năm không trồng cấy được. Nhưng chúng tôi không lấy lại được đất. Chúng tôi đã bị lừa”, cô nói.

“Món nợ ân tình”

Aung Min, một thành viên Chính phủ Miến Điện lúc đó đã tới hiện trường và nói về “món nợ ân tình” của nước này với Trung Quốc. Ngưng dự án sẽ làm tổn hại thêm mối quan hệ với Bắc Kinh, sau khi Chính phủ Miến Điện trong năm 2011 đã cho ngưng dự án thủy điện Myitsone, trị giá 3,6 tỷ USD do Chính phủ Trung Quốc cấp vốn và nhà thầu Trung Quốc xây dựng, do lo ngại từ cộng đồng về các tác động môi trường. Theo dự kiến, hầu hết điện năng của nhà máy thủy điện Myitsone sẽ được truyền về Trung Quốc.

“Ông Bộ trưởng nợ ân tình người Trung Quốc. Người dân chúng tôi chẳng nợ người Trung Quốc cái gì cả”, một phụ nữ địa phương đã nói vậy với vị Bộ trưởng Miến Điện.

Hoàn cầu thời báo, tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nói trên một bài xã luận rằng đây sẽ là một tình huống “cả hai bên (Trung Quốc và Miến Điện) cùng mất nếu dự án bị ngưng lại”.

“Chỉ bên thứ ba, bao gồm một số thế lực phương Tây, vui mừng trước kết quả này”, tờ phụ bản của Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) viết và đổ cho “một số kẻ phương Tây và vài tổ chức phi chính phủ xúi giục biểu tình".

Dấu hiệu cho thấy chính quyền đã mất kiên nhẫn với người biểu tình khi bắt giữ 6 người tổ chức với cáo buộc “làm mất mặt đất nước”, theo lời các nhà hoạt động. Và trái với kỳ vọng của nhiều người, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng với tư tưởng dân chủ Aung San Suu Kyi nói ngưng hoạt động của mỏ đồng có thể phá hoại hình ảnh đất nước trong con mắt cộng đồng quốc tế.

Sau đó, các quan chức địa phương đã đưa ra thời hạn để người dân chấm dứt biểu tình, cảnh sát chống bạo động được củng cố lực lượng. Tuy nhiên, những người biểu tình vẫn giữ thái độ kiên quyết. “Chúng tôi sẽ không đi đâu hết. Nếu chính quyền muốn bắt bớ thì họ cứ làm”, một người biểu tình nói. Và sau 24 giờ, cảnh sát chống bạo động đã ra tay…

Xem thêm
Nuôi thỏ lợi nhuận không nhỏ

THANH HÓA Tự tay gây dựng trang trại, rồi đứng lên sau những lần thất bại là hành trình đầy tâm huyết của anh Nguyễn Công Tùng với con thỏ trên đất xứ Thanh.

Chăn nuôi an toàn không dịch bệnh là 'chìa khóa' cho sinh kế bền vững

TUYÊN QUANG Chăn nuôi an toàn dịch bệnh không chỉ là giải pháp bảo vệ đàn vật nuôi mà còn là chìa khóa ổn định sản xuất, giữ vững sinh kế cho người dân ở Tuyên Quang.

Bắc Kạn: Bí xanh chết hàng loạt

Khoảng 10ha cây bí xanh tại huyện Ba Bể bị chết, 80ha nhiễm bệnh, nguy cơ không cho thu hoạch.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Hải Phòng xử lý 34 tàu cá vi phạm

Lực lượng chức năng vừa xử phạt vi phạm hành chính 34 trường hợp tàu cá tại thành phố Hải Phòng với tổng số tiền gần 353 triệu đồng.

Cải thiện điều kiện sống cho voi nuôi nhốt

Đắk Lắk 14 trong tổng số 35 cá thể voi nhà tại Đắk Lắk đã được cải thiện điều kiện sống, trong đó 11 cá thể đang tham gia mô hình du lịch không cưỡi voi.