Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Hai, 28/4/2025 8:11 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Dự án 3 triệu USD tăng giá trị rau quả tại phía Bắc

Thứ Hai 06/06/2022 , 17:44 (GMT+7)

HÀ NỘI Sử dụng vốn ODA không hoàn lại, dự án Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc' triển khai ở 7 tỉnh trọng điểm từ năm 2022 đến 2026.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại buổi khởi động dự án. Ảnh: Bảo Thắng.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại buổi khởi động dự án. Ảnh: Bảo Thắng.

Ngày 6/6, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG) phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo Khởi động Dự án "Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc".

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm KNQG cho biết, nông sản Việt đang từng bước hòa nhập cùng khu vực và thế giới trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập hóa. Giữa bối cảnh ấy, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) là mối quan tâm hàng đầu, cả về phía nhà quản lý lẫn người tiêu dùng.

"Nâng cao chất lượng rau quả, tiến tới ổn định về chất lượng, ATTP theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là vấn đề cần thiết, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của rau quả Việt trên thị trường khu vực và thế giới", ông Thanh nhấn mạnh.

Dựa trên kết quả từ dự án điểm của Bộ NN-PTNT về xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn tại Sơn La, cũng như dự án thí điểm khuyến nông cộng đồng hỗ trợ HTX và phát triển vùng nguyên liệu tại Sơn La, Trung tâm KNQG và JICA sẽ triển khai dự án sắp tới trên địa bàn 7 tỉnh gồm Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định và Sơn La. Kinh phí thực hiện dự án là 3 triệu USD, được triển khai trong vòng 4 năm, từ 2022 đến 2026.

Dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, và đã được Thủ tướng phê duyệt. Ngày 28/4/2022, Bộ NN-PTNT ra Quyết định 1561/QĐ-BNN-HTQT phê duyệt và giao Trung tâm KNQG chủ trì xây dựng dự án.

Hội thảo ngày 6/6 được xem là lần đầu khởi động dự án. Dự án sẽ tập trung nâng cao năng lực nhằm thúc đẩy nguồn nhân lực, mở rộng cây trồng an toàn; sản xuất và quản lý của các HTX với mục tiêu sản xuất cây trồng an toàn; thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị và nâng cao năng lực thực thi đảm bảo ATTP.

Đại diện JICA tại Việt Nam hội thảo khởi động dự án tại trụ sở Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ngày 6/6. Ảnh: Bảo Thắng.

Đại diện JICA tại Việt Nam hội thảo khởi động dự án tại trụ sở Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ngày 6/6. Ảnh: Bảo Thắng.

Hệ thống khuyến nông, với vai trò cầu nối giữa nhà nước, cơ quan nghiên cứu khoa học và hộ nông dân và thị trường đã đề xuất một số hoạt động triển khai dự án. Cụ thể: Xây dựng tiêu chí và lựa chọn các HTX địa phương, tập huấn cho giản viên (ToT); xây dựng kế hoạch thúc đẩy việc mở rộng cây trồng an toàn, tập huấn về khảo sát thị trường cho các HTX; chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản về chuỗi giá trị....

Nhằm giúp người dân sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất tại các vùng nông nghiệp trọng điểm cả nước, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, Trung tâm KNQG sẽ lập Ban Quản lý dự án Trung ương (CPMU) và các Ban Quản lý dự án địa phương (PPMU). Dự kiến, trong tháng 8/2022, khoảng 18 cán bộ của CPMU và PPMU sẽ sang Nhật Bản tập huấn.

Nhấn mạnh tính lan tỏa và ý nghĩa cộng đồng của dự án, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh bày tỏ: "Dự án có vai trò quan trọng hướng tới thúc đẩy sản xuất bền vững cây trồng an toàn tại các vùng dự án, phục vụ mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, đề án khuyến nông cộng đồng và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp".

Dự án Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc là lần thứ ba Bộ NN-PTNT cùng JICA phối hợp. Trước đó, hai bên đã hợp tác thành công trong việc xây dựng GAP cơ bản, đưa GAP cơ bản trở thành quy trình kỹ thuật để sản xuất rau an toàn vào năm 2014, cũng như phát triển các kênh bán hàng cho cây trồng an toàn.

Ông Murooka Naomichi, Phó trưởng Đại diện JICA Việt Nam chỉ rõ yêu cầu với HTX nông nghiệp tham gia dự án. Cụ thể, mỗi HTX phải có ít nhất 20 thành viên, thuộc 7 tỉnh trong vùng dự án, và có tối thiểu 1 ha đất canh tác.

"Chúng tôi sẽ linh hoạt trong việc chọn lựa HTX, cả những đơn vị có thực hành nông nghiệp tốt và chưa có. Dựa trên tình hình thực tế ở địa phương, chúng tôi sẽ đánh giá động lực tham gia thực sự của từng chủ thể", ông Naomichi bày tỏ.

Làm rõ hơn về quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho dự án, phía JICA cam kết, trong thời gian 4 năm tới, dự án sẽ có những khóa tập huấn tại Nhật Bản dành cho cán bộ khuyến nông các cấp. Mục đích là để ngành nông nghiệp Việt Nam từng bước chuyển dần sang hướng phát triển kinh tế, tích hợp đa giá trị.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.