| Hotline: 0983.970.780

Điểm sáng môi trường du lịch sinh thái

Thứ Tư 14/12/2016 , 13:20 (GMT+7)

Đưa chúng tôi đi thuyền dọc lòng hồ sông Đà, ông Bùi Văn Khánh, Trạm trưởng Trạm QLBV rừng Bình Thanh (Hòa Bình) cho biết, xã Thung Nai, huyện Mai Châu là “điểm sáng” về môi trường du lịch rừng sinh thái bền vững.

09-31-13_nh-3-vn-dong-nguoi-dn-giu-rung-de-giu-moi-truong-trong-lnh-v-bu-nuoc-cho-thuy-dien-ho-binh
Vận động người dân giữ rừng để giữ môi trường trong lành và bầu nước cho thủy điện Hòa Bình
 

Xã Thung Nai thuộc huyện Cao Phong, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 100km. Ai từng đến Thung Nai sẽ rất ấn tượng bởi phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, nét văn hóa đặc sắc của người Mường nơi đây với những món đặc sản mà chỉ khu vực lòng hồ mới có. Với lợi thế tự nhiên trên rừng, dưới hồ, Thung Nai có tiềm năng phát triển mạnh du lịch sinh thái rừng với nhiều địa điểm và hoạt động hấp dẫn.

Để phát triển nghề “công nghiệp không khói”, ông Bùi Văn Nhàn, Chủ tịch UBND xã Thung Nai cho biết, xã đã đưa vấn đề phát triển du lịch rừng vào Nghị quyết HĐND xã, qua đó tạo tiền đề để ngành du lịch - dịch vụ phát triển bền vững, nhân ra diện rộng dựa trên tiềm năng thế mạnh là môi trường rừng. Xã có 3.558ha nhưng có đến 1/3 diện tích là đất rừng với hơn 1.000ha rừng trồng keo, bương, nứa hai bên bờ sông Đà; 518 hộ với 2.090 khẩu của xã sống chủ yếu nhờ vào rừng.

Cũng theo ông Nhàn, Thung Nai là một thung lũng rộng lớn được bao quanh bởi rừng và các ngọn núi cao. Cái tên Thung Nai bắt nguồn từ việc có nhiều nai về đây gặm cỏ. Một thời, rừng Thung Nai bị chặt phá, chỉ còn trơ trọi lại đất đồi. Tuy nhiên, khi Nhà nước đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình trên dòng sông Đà nên Thung Nai được đắp đập để tích nước phục vụ cho công trình thủy điện.

“Muốn có thủy điện phải trồng và bảo vệ rừng thì mới giữ được nước. Ý thức được việc đó, người dân trong xã bao năm qua đã xem rừng như nhà, xem cây rừng như của cải, linh vật giữ gìn nên các bản làng ở Thung Nai bây giờ bạt ngàn màu xanh, môi trường sống trong lành. Có được sự yên bình đó đều nhờ rừng che phủ và nhờ công sức của người dân”, ông Nhàn tâm sự.

Chiều buông xuống, từng cánh rừng ở Thung Nai như muốn ôm trọn cả bản làng, rừng yên ả trên mặt hồ và nhuốm cả một không gian huyền ảo, Thung Nai chìm trong làn sương mờ ảo. Giống như nơi giao hòa giữa đất trời và sông nước, gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, Thung Nai hiện lên như một vịnh Hạ Long thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc. Bởi thế mà Thung Nai được nhiều người biết đến là một địa điểm du lịch lý tưởng tìm về với thiên nhiên, với gà đồi, thịt lợn Mường, măng rừng, các loại rau rừng... Tất cả đều là sản vật nhờ môi trường rừng mà có.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.