| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Bố trí thời vụ chủ động xuống giống lúa đông xuân sớm, linh hoạt

Thứ Ba 25/10/2022 , 15:49 (GMT+7)

ĐBSCL Bố trí thời vụ sản xuất lúa bám sát theo việc vận hành hệ thống công trình thủy lợi. Đồng thời, căn cứ theo bản đồ nguy cơ cho lúa vào những năm cực đoan.

Vùng có đê bao, nông dân ĐBSCL chủ động vào vụ sản xuất lúa đông xuân. Ảnh: Hữu Đức.

Vùng có đê bao, nông dân ĐBSCL chủ động vào vụ sản xuất lúa đông xuân. Ảnh: Hữu Đức.

Vùng ĐBSCL bước vào cuối tháng 10/2022, nông dân chuẩn bị vào vụ xuống giống lúa đông xuân, vụ lúa quan trọng nhất trong năm. Lúa vẫn là cây trồng chủ lực, diện tích canh tác lớn nhất và quan trọng bậc nhất ở vựa lúa của cả nước. Từ hơn 3 năm qua, sau nhiều mùa hạn, xâm nhập mặn khốc liệt ở địa phương các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL đã chuyển đổi linh hoạt lịch thời vụ xuống giống, đảm bảo vụ lúa đông xuân chính vụ ăn chắc.

Năm nay trước khi vào vụ đông xuân 2022-2023, Cục Trồng trọt khuyến cáo khung thời vụ chung trong toàn vùng Nam bộ. Trong đó vùng ĐBSCL, thời vụ và diện tích xuống giống cho từng tiểu vùng, như sau: Xuống giống sớm từ ngày 10 đến 30/10/2022, những vùng có nguy cơ hạn cuối vụ (vùng ven biển Nam bộ các tỉnh Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang), có khoảng 400.000 ha chiếm khoảng 26% diện tích vụ đông xuân. Đây là những vùng có nguy cơ thiếu nước vào cuối vụ cần xuống giống sớm để né hạn mặn.

Tuy nhiên, từ khoảng giữa tháng 10 đến nay diễn biến thời tiết mưa bão dồn dập, bất thường. Ở ĐBSCL xảy ra mưa to, nước lũ đầu nguồn đổ về kết hợp triều cường gây ngập lụt sâu trên diện rộng ở các tỉnh khu vực hạ lưu. Do đó, mặc dù  nông dân trong tư thế chuẩn bị xuống giống nhưng có một số địa phương vùng Nam sông Hậu tiến độ gieo sạ phải chậm lại vì ruộng sâu, nước ngập cầm đồng.

Ông Nguyễn Thành Phước, Chi Cục trưởng Chi Cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Sóc Trăng, cho biết: So với cùng kỳ, tiến độ xuống giống lúa đông xuân chậm lại hơn mấy năm qua. Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, do những tháng cuối năm xuất hiện nhiều cơn bão, lượng mưa lớn và nguồn nước mặt trên sông Cửu Long và kênh rạch khu vực nội đồng dồi dào, nhất là ở các tỉnh thuộc khu vực hạ lưu ven biển như Sóc Trăng. Vì vậy có khả năng năm nay mặn xâm nhập cuối vụ lúa đông xuân sẽ không tác động mạnh như những năm vừa qua.

Đến nay, nông dân ở các huyện Kế Sách, Long Phú xuống giống lúa đông xuân theo lịch thời vụ đạt tiến độ tương đương so với cùng kỳ. Trong khi huyện Trần Đề nông dân xuống giống chậm hơn. Ngoài lý do mưa lớn, nước ngập đồng và dự đoán lúa không bị thiếu nước cuối vụ, nông dân huyện Trần Đề tự điều chỉnh lịch xuống giống chậm hơn, nhằm lùi thời gian thu hoạch lúa đông xuân ra sau Tết Nguyên đán khoảng 5-7 ngày. Trong giai đoạn này lúa sinh trưởng, đạt chất lượng ổn định tốt hơn nên cho năng suất bình quân cao 7-8 tấn/ha, cao hơn khoảng 1 tấn/ha so lúa đông xuân thu hoạch sớm trước tết.

Theo ông Nguyễn Thành Phước, hiện nay tỉnh Sóc Trăng xuống giống lúa đông xuân được trên 60.000 ha/171.000 ha, chậm hơn 7.000-8000 ha so cùng kỳ. Riêng ở huyện Trần Đề dự kiến từ nay đến 20/11 xuống giống dứt điểm. Các huyện Kế Sách, Thạnh Trị hiện thời nước trên đồng còn ngập sâu nên chờ nước rút, bắt đầu xuống từ tháng 11, tháng 12. Hơn nữa khu vực này nông dân nhiều địa phương đã chuyển đổi đất canh tác từ 3 vụ giảm còn 2 vụ lúa ăn chắc, nhằm giảm chi phí giá thành sản xuất và đất có thời gian ngơi nghỉ hoặc luân canh trồng màu.

Gieo mạ chuẩn bị xuống giống lúa đông xuân ở Sóc Trăng. Ảnh: Hữu Đức.

Gieo mạ chuẩn bị xuống giống lúa đông xuân ở Sóc Trăng. Ảnh: Hữu Đức.

ĐBSCL được dự báo chịu tác động, ảnh hưởng biến đổi khí hậu nặng nề. Các địa phương trong vùng đang tích cực chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu sản xuất bằng các giải pháp thích ứng trong việc bố trí mùa vụ sản xuất trong cả năm.

Theo Cục Trồng trọt, căn cứ vào thực tế sản xuất vụ thu đông 2022 và việc sắp xếp thời vụ sản xuất lúa của năm 2023. Qua đó chú trọng vào thời gian cung cấp nước ngọt, lượng nước có khả năng phục vụ tưới cho sản xuất lúa. Cụ thể chỉ bố trí sản xuất lúa  đông xuân 2022-2023 ở những vùng còn đủ 3 tháng cung cấp nước ngọt, tối thiểu phải đủ 2,5 tháng nước ngọt cho đến lúc lúa ngậm sữa. Phải có đủ nước ngọt cung cấp cho lúa vào giai đoạn cuối, tối thiểu 1.000 m3 nước ngọt/ha từ giai đoạn trổ đến chín. Nhu cầu nước suốt vụ cho lúa phải đảm bảo tối thiểu 5.000-6.000 m3/ha.

Cục Trồng trọt khuyến cáo, căn cứ vào sự vận hành các hệ thống thủy lợi điều tiết nước cho liên vùng, bố trí xuống giống lúa cách khoảng giữa các vùng sử dụng chung nguồn nước từ kênh trục.

Vùng có khả năng chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến lúa đông xuân

Theo Cục Trồng trọt, diện tích kế hoạch lúa đông xuân 2022-2023 tại các tỉnh ven biển gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Hậu Giang khoảng: 900.000 ha/1.500.000 ha, chiếm khoảng 60% diện tích toàn vùng.

Địa bàn ảnh hưởng mặn gồm các huyện: Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc, Thạnh Hóa và Tp. Tân An (Long An); Gò Công Đông, Gò Công Tây, Thị xã Gò Công, Chợ Gạo, Tân Phú đông (Tiền Giang); Ba Tri, Bình Đại (Bến Tre); Cầu Ngang, Trà Cú, Tiểu Cần, Châu Thành (Trà Vinh); Mỹ Xuyên, Long Phú, Thạnh Trị, Ngã Năm (Sóc Trăng); Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long (Bạc Liêu); Vĩnh Thuận, An Biên, Hòn Đất, Giang Thành (Kiên Giang) và các huyện Long Mỹ, Vị Thủy, Ngã Bảy, Vị Thanh (Hậu Giang).

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.