| Hotline: 0983.970.780

Đẩy nhanh tiến độ công trình Cống âu thuyền Ninh Quới

Thứ Ba 01/10/2019 , 07:14 (GMT+7)

Sáng ngày 30/9, ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cùng lãnh đạo một số sở, ngành đã đến khảo sát, kiểm tra tiến độ xây dựng cống âu thuyền Ninh Quới.  

Cống âu thuyền Ninh Quới, được khởi công xây dựng vào cuối tháng 11/2018, trên tuyến kênh Quản lộ Phụng Hiệp, thuộc địa bàn ấp Ninh Lợi, xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân, cách ngã tư Ninh Quới về hướng tỉnh Sóc Trăng khoảng 750 mét.

Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu khảo sát Cống âu thuyền Ninh Quới.

Dự án cống âu thuyền Ninh Quới, có tổng mức đầu tư hơn 400 tỷ đồng, thời gian thi công 29 tháng, khi hoàn thành công trình sẽ đáp ứng mục tiêu chủ động điều tiết nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt cho vùng trồng lúa, màu ổn định của các tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng và Hậu Giang nhằm điều tiết nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, kết hợp với phát triển giao thông trong vùng.

Dự án trên do Ban Quản lí Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10, thuộc Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư là 400 tỷ đồng, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Với thời gian thi công 29 tháng, dự án, gồm 2 hạng mục: Xây dựng cống Ninh Quới ( thay thế cống Ninh Quới cũ) và Cống âu thuyền Ninh Quới (hạng mục chính).

Đến nay, công trình đã hoàn thành 75% hạng mục dự án.

Kết cấu chính của hạng mục công trình dự án cống âu thuyền Ninh Quới gồm: Có 2 cống hở ở 2 đầu và buồng âu dài 150 mét, đáy rộng 31,5 mét; Cửa van, đóng mở bằng xy lanh thủy lực; Cầu giao thông trên cống có chiều rộng phần lưu thông xe bằng 5,5 mét. Đối với kết của hạng mục cống Ninh Quới, được xây dựng trên tuyến kênh Cầu Sập – Ninh Quới, cách cống Ninh Quới cũ 30 mét, có khoang chiều rộng thông nước là 15 mét và mặt cầu giao thông trên cống rộng 5,5 mét.

Mục tiêu của dự án sau khi đưa vào sử dụng sẽ góp phần cùng với những công trình khác đã xây dựng trong vùng, chủ động điều tiết nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt cho vùng trồng lúa, màu ổn định của các tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, điều tiết nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng chuyển đổi sản xuất phía Bắc QL 1A của tỉnh Bạc Liêu.

Về lâu dài, tạo điều kiện chuyển nước ngọt phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng Nam QL 1A của tỉnh Bạc Liêu; Đồng thời dự án còn nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, kết hợp với phát triển giao thông trong vùng.

Đơn vị Chủ đầu tư dự án báo cáo tình tình triển khai với Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu.

Tại buổi khảo sát, ông Lê Hồng Linh, Giám đốc Ban Quản lí Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 cho biết: Qua gần 10 tháng thi công, với nhân lực bình quân luôn có khoảng 100 công nhân trên công trường và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ, đến nay khối lượng thi công đạt hơn 75% hạng mục dự án.

“Theo dự kiến đến tháng 12/2019, sẽ đưa công trình vào khai thác, sử dụng kiểm soát mặn, đặc biệt là kịp thời phục vụ cho mùa khô 2019 - 2020. Đến tháng 2/2020 sẽ hoàn thành bàn giao, rút ngắn thời gian thi công sớm hơn 14 tháng”, ông Linh cho biết thêm.

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết, theo dự kiến tình hình xâm nhập mặn sớm hơn 1 tháng, nếu Cống âu thuyền Ninh Quới sớm đưa vào sử dụng sẽ giúp nông dân sản xuất an toàn. Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT cũng đã chỉ đạo các địa phương bị ảnh hưởng nên chọn giống sản xuất ngắn ngày, ít bệnh và khuyến cáo nông dân không nên trồng lúa vụ 3.

Công trình dự kiến hoàn thành sớm hơn 14 tháng so với kế hoạch.

Sau khi khảo sát công trình, ông Dương Thành Trung đã đánh giá cao những nỗ lực của chủ đầu tư và các đơn vị thi công, đã góp phần cho tiến đô công trình vượt so với thời gian kế hoạch đề ra. Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, cùng với việc đẩy nhanh tiến độ thì chủ đầu tư và các bên liên quan cần phải giám sát chặt chẽ, để công trình vừa hoàn thành sớm so với mục tiêu kế hoạch, đồng thời phải đãm bảo chất lượng sử dụng lâu dài.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.