| Hotline: 0983.970.780

Đau đầu bài toán tuyển thú y viên [Bài 1] Xót xa câu chuyện bằng cấp

Thứ Hai 20/03/2023 , 13:25 (GMT+7)

Thiếu thú y viên cộng hệ thống thú y thôn bản tan rã khiến công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ở một số xã ở Quảng Trị gặp khó khăn.

Dù dày dặn kinh nghiệm 20 năm làm nghề thú y và được người chăn nuôi cũng như chính quyền tín nhiệm nhưng do không đủ bằng cấp, ông Phan Thạnh không còn là nhân viên thú y xã Tân Hợp. Ảnh: Võ Dũng.

Dù dày dặn kinh nghiệm 20 năm làm nghề thú y và được người chăn nuôi cũng như chính quyền tín nhiệm nhưng do không đủ bằng cấp, ông Phan Thạnh không còn là nhân viên thú y xã Tân Hợp. Ảnh: Võ Dũng.

Câu chuyện của ông Phan Thạnh, nhân viên thú y xã Tân Hợp bị “thất sủng” từ gần 2 năm nay khí những đồng nghiệp và người trong ngành không khỏi xót xa.

Năm 1995, sau khi được UBND huyện Hướng Hóa cử đi học gần 1 tháng lớp tập huấn thú y - chăn nuôi do các bác sỹ thú y thuộc Chi cục Thú y - Hội Hữu nghị phát triển Quảng Trị - Hà Lan phối hợp mở, ông Phan Thạnh được giao làm nhân viên thú y xã Tân Hợp.

Suốt trong quá trình công tác, ông Thạnh thường xuyên tham gia các khóa tập huấn, các khóa đào tạo nghề. Và đến năm 2008, ông Thạnh trang bị thêm cho mình bằng nghề bậc III (tương đương trình độ sơ cấp III) tại Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc bộ.

Người dân xã Tân Hợp không biết tường tận câu chuyện bằng cấp của ông Thạnh, nhưng chắc như đinh đóng cột rằng, những dịch bệnh nào trên gia súc, gia cầm, nếu ông không chữa được người khác cũng thường phải "bó tay". Vì thế, gia súc, gia cầm “hắt hơi sổ mũi”, ông Thạnh là người đầu tiên được người dân Tân Hợp nghĩ đến.

Áp dụng những kiến thức đã học và thực tế công việc, ông Thạnh mở gia trại chăn nuôi dê và lợn để phát triển kinh tế. Gia trại của ông tuy nhỏ nhưng hiệu quả cao, đem lại nguồn thu lớn cho gia đình. Ông trở thành một trong những hộ chăn nuôi giỏi nhất xã Tân Hợp.

Anh Ngô Quang Vũ, chủ một gia trại nuôi dê tại làng Tân Xuyên, xã Tân Hợp cảm thấy yên tâm khi trong xã có một người hành nghề thú y vừa giỏi chuyên môn lại nhiệt huyết như ông Thạnh: “Chú Thạnh chữa được hầu hết các bệnh trên đàn vật nuôi. Chỉ cần gọi điện nói rõ biểu hiện của vật nuôi là chú tư vấn ngay. Nhiều lúc mình nói không đúng triệu chứng lâm sàng, chú Thạnh vượt đường rừng vào tận trại để giúp người dân chữa bệnh cho vật nuôi”.

Thế nhưng, đến cuối năm 2021, mặc dù đang còn rất tâm huyết với công việc được giao, nhưng ông Thạnh đã không còn là nhân viên thú y xã Tân Hợp nữa. Theo Nghị quyết 161/2021/NQ-HĐND, ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh Quảng Trị, nhân viên thú y xã phải đạt trình độ trung cấp.

Ông Thạnh vẫn là người bạn tin cậy của người chăn nuôi xã Tân Hợp dù không còn là thú y viên xã Tân Hợp. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Thạnh vẫn là người bạn tin cậy của người chăn nuôi xã Tân Hợp dù không còn là thú y viên xã Tân Hợp. Ảnh: Võ Dũng.

“Hơn 50 tuổi đời rồi! Giờ có đi học để đủ điều kiện bằng cấp thì trình độ cũng chỉ đến đó thôi. Mà chắc gì những người có trình độ bằng cấp đạt yêu cầu đã hơn những người có kinh nghiệm, tâm huyết như chú Thạnh”, anh Ngô Quang Vũ không ngại nó thẳng.

Còn ông Trần Vinh, Chủ tịch UBND xã Tân Hợp đánh giá rất cao vai trò tổ chức công tác phòng, chống dịch bệnh cũng như chuyên môn của ông Thạnh. Ông Vinh khẳng định, ông Thạnh đã giúp ích rất nhiều cho người chăn nuôi trong xã trong suốt hơn 20 năm qua và tỏ ra rất tiếc nuối khi ông Thạnh không còn là nhân viên thú y xã.

“Hơn 2 năm qua chúng tôi không có nhân viên thú y xã, hệ thống thú y thôn bản cũng không còn nên công tác phòng chống dịch gặp rất nhiều khó khăn. Cũng may là có ông Thạnh, dù không còn là nhân viên thú y xã nhưng mỗi khi xã cần và hợp đồng thời vụ với số tiền chi trả rất thấp, ông Thạnh vẫn luôn sẵn sàng sắp xếp công việc để tham gia. Bên cạnh việc khó tuyển được nhân viên thú y đạt yêu cầu bằng cấp, chúng tôi mong muốn cấp trên xem xét để ông Thạnh tiếp tục là nhân viên thú y xã”, ông Vinh nêu nguyện vọng.

“Tôi năm nay cũng 53 tuổi rồi. Nếu học xong, địa phương tuyển được nhân viên thú y xã rồi thì sao? Đành rằng, học thêm cũng không thừa nhưng tôi không còn trẻ nữa, nếu không làm nhân viên thú y xã bản thân tôi cũng còn nhiều lựa chọn phát triển kinh tế. Thực tế, người chăn nuôi cũng đang rất cần tôi, đó mới là điều quan trọng”, ông Phan Thạnh tâm sự chua xót.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.