| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo nghề trồng chè cho đồng bào vùng cao

Thứ Tư 18/12/2024 , 16:14 (GMT+7)

LÀO CAI Học viên rất phấn khởi, thích thú vì ngoài việc học lý thuyết còn tự tay thực hành các nội dung đã học, khác với các lớp chỉ 'lý thuyết chay' như trước đây.

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai phối hợp với UBND xã Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) mới đây tổ chức lớp đào tạo nghề trồng chè ngoài hiện trường tại thôn Chu Lìn Phố, xã Lùng Khấu Nhin cho 35 học viên là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, lao động nữ và các đối tượng chính sách.

Học viên cùng trao đổi thực tế chăm sóc cho cây chè. Ảnh: Lưu Hòa.

Học viên cùng trao đổi thực tế chăm sóc cho cây chè. Ảnh: Lưu Hòa.

Tham gia lớp đào tạo nghề, các học viên được các cơ quan chuyên môn giải đáp những thắc mắc ngay tại hiện trường và hướng dẫn trực tiếp để áp dụng vào thực tế sản xuất chè của gia đình.

Sau 2 tháng tham gia khóa đào tạo, các học viên tham đã nắm vững các kiến thức từ lý thuyết, thực hành nhuần nhuyễn, được hướng dẫn tỷ mỉ về cách chọn giống cây chè để trồng phù hợp với đất đai, khí hậu vùng cao, được hướng dẫn cách làm vườn ươm chè, thời vụ trồng và mật độ trồng, cách trồng mới, trồng dặm, chăm sóc, bón phân, tạo tán cho chè, phòng trừ sâu bệnh hại chè, cách thu hoạch và bảo quản chè, cách ủ phân hữu cơ bón cho cây chè.

Đặc biệt, các học viên nắm vững được trồng chè theo hướng hữu cơ để phát triển cây chè bền vững. Việc học lý thuyết đi đôi với thực hành, được “cầm tay chỉ việc” thay cho phương pháp thuyết trình đã tạo không khí lớp học sôi động hơn. Học viên có cơ hội để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm từ những học viên khác. Qua đó họ đưa ra quyết định xem lựa chọn kỹ thuật nào là tốt nhất để phù hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương.

Giảng viên cùng học viên thực hành bón phân, chăm sóc cho cây chè. Ảnh: Lưu Hòa.

Giảng viên cùng học viên thực hành bón phân, chăm sóc cho cây chè. Ảnh: Lưu Hòa.

Với cách làm này, học viên rất phấn khởi, thích thú vì ngoài việc học lý thuyết còn tự tay thực hành các nội dung đã học, khác với các lớp chỉ “lý thuyết chay” như trước đây.

Kết thúc khoá đào tạo, 35/35 học viên đã được cấp chứng chỉ nghề. Các học viên cho biết sẽ ứng dụng ngay kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất và chính là những tuyên truyền viên tích cực chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cho các hộ lân cận, bà con trong thôn bản làm theo.

Xem thêm
Sơn La giám sát môi trường 16 trang trại chăn nuôi lớn

Sơn La Sơn La sẽ triển khai quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường tại 16 trang trại, gồm 8 trang trại lợn, 3 trang trại trâu, 5 trang trại bò tại 7 huyện.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Chủ tịch tỉnh Yên Bái chỉ đạo hỏa tốc phòng cháy chữa cháy rừng

YÊN BÁI Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái vừa có công văn hỏa tốc chỉ đạo các sở, ngành địa phương về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.