| Hotline: 0983.970.780

Dân thiếu nước, lúa khô hạn

Thứ Sáu 07/08/2015 , 09:42 (GMT+7)

Tình hình khô hạn đang diễn ra gay gắt ở Phú Yên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân, cây trồng vụ HT và nuôi trồng thủy sản. 

UBND tỉnh Phú Yên đang chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương vào cuộc chống hạn, khắc phục hậu quả.

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, toàn tỉnh có gần 400 ha lúa HT không có nước, phải chuyển sang cây trồng khác và 7.000 ha lúa HT đã gieo sạ bị thiếu nước tưới nghiêm trọng; trong đó hơn 260 ha ở các huyện Đông Hòa, Tây Hòa không có nguồn nước bơm tưới, khả năng mất trắng cao.

Ngoài ra, hơn 6.500 hộ gia đình ở các khu vực miền núi thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, tăng hơn 1.000 hộ so với đầu tháng 6 vừa qua; hầu hết các đồng cỏ bị khô héo, gia súc thiếu thức ăn, nước uống.

Nắng hạn cũng đã làm cho diện tích cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày giảm, tiến độ gieo trồng chậm; trong đó cây mía xuống giống được 22.269 ha, giảm 3,8%, cây sắn 17.688 ha, giảm 1,2% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý là dịch bệnh rệp sáp bột hồng trên cây sắn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp trên diện tích 337 ha và đang có xu hướng lây lan ra diện rộng, chủ yếu ở các huyện miền núi Sông Hinh, Đồng Xuân. Trong khi đó, do thời tiết không thuận lợi, môi trường nước bị ô nhiễm cũng đã làm dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản nuôi trồng diễn biến phức tạp. Hiện có hơn 315 ha tôm thẻ chân trắng và tôm sú bị bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, có nguy cơ chết hàng loạt.

11-07-39_2015-06-13-2211-28
Người dân miền núi phải múc từng gàu nước để tắm giặt tại các giếng tự đào

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Phú Yên đã cấp tốc phân bổ 6,7 tỷ đồng cho các địa phương chống hạn, tập trung vào việc khoan, đào giếng ở những vùng khan hiếm nước cho nhân dân sử dụng; lắp đặt các trạm bơm dội, máy bơm tưới, cải tạo kênh mương dẫn nước cứu cây trồng, đặc biệt là những cánh đồng lúa ở cuối nguồn thủy lợi.

Bộ NN-PTNT đã kiến nghị Trung ương hỗ trợ cho Phú Yên 23,9 tỷ đồng để tăng cường chống hạn, khắc phục hậu quả hạn hán và giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân.

Xem thêm
‘Đời du mục' theo vịt chạy đồng

ĐBSCL Hễ nghe nơi nào vừa thu hoạch xong lúa trên đồng, còn trơ gốc rạ và đất đủ mềm là họ liên hệ xin 'mua đồng' để thả vịt.

Xử lý hành chính hộ dân không chấp hành tiêm vacxin đàn vật nuôi

CẦN THƠ Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Cần Thơ đề nghị, sau khi vận động, người dân không chấp hành tiêm vacxin cho vật nuôi, cần xử lý hành chính để răn đe.

Đi tìm cây chuối phấn vàng trên đất Tổ

Theo chân anh Đinh Mạnh Cường, tổ viên tổ khuyến nông xã Tân Lập, (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) tôi ngược dốc lên núi Chẹn thăm vùng chuối phấn vàng mới được khôi phục.

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Biến lá khóm thành tơ sợi

TIỀN GIANG Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Quyền ở Tiền Giang thu gom 2 tấn lá khóm để sản xuất 15kg tơ sợi cung ứng cho các nhà máy đánh bông, dệt vải.

Xuất khẩu cá tra tăng vọt trước sức ép thuế quan

Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Gắn chặt quản lý rừng bền vững với giao khoán đất lâm nghiệp

Giao khoán đất lâm nghiệp từng được kỳ vọng mở ra cơ chế sử dụng đất hiệu quả, gắn người dân với rừng, nhưng sau 30 năm, tỷ lệ khoán dừng ở mức 27%.