| Hotline: 0983.970.780

Đầm Hà chuẩn bị làm khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thứ Sáu 20/12/2024 , 10:53 (GMT+7)

QUẢNG NINH Việc thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Đầm Hà là rất cần thiết, mở ra hướng phát triển mới cho địa phương.

Chủ tịch huyện Đầm Hà - ông Hoàng Vĩnh Khuyến cùng lãnh đạo Sở NN-PTNT Quảng Ninh chủ trì họp bàn về đề án thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Vũ Cường.

Chủ tịch huyện Đầm Hà - ông Hoàng Vĩnh Khuyến cùng lãnh đạo Sở NN-PTNT Quảng Ninh chủ trì họp bàn về đề án thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Vũ Cường.

Đề án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh về thủy sản tại huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) có quy mô 169,5ha ở xã Tân Lập và xã Đầm Hà. Mục tiêu của đề án là hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nòng cốt là các tổ chức khoa học công nghệ và các doanh nghiệp tham gia đầu tư để phát triển công nghệ cao trong ngành nuôi trồng thủy sản công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao để sản xuất các sản phẩm như con giống, công nghệ nuôi thương phẩm, công nghệ phụ trợ phục vụ phát triển đối tượng tôm nước lợ và các đối tượng thủy sản đặc thù khác có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao nhằm nhân rộng ra các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ứng dụng công nghệ cao trong, ngoài tỉnh.

Về công tác quản lý sử dụng hạ tầng, tổng diện tích toàn khu tại huyện Đầm Hà là 169,5ha, trong đó Tập đoàn Việt Úc - nhà đầu tư chiến lược khu nông nghiệp công nghệ cao quản lý 102,6ha. Trong diện tích 66,9ha còn lại, doanh nghiệp thứ cấp sau khi được thuê đất sẽ quản lý 45,3ha; bố trí 21,6ha để xây dựng hệ thống khu nước thải, rác thải tập trung.

Dự kiến tổng khái toán vốn đầu tư cho dự án là 829 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh là 159 tỷ đồng, đầu tư trực tiếp vào đê biển kết hợp đường giao thông và giải phóng mặt bằng. Vốn doanh nghiệp là 670 tỷ đồng đầu tư các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ sản xuất trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Dự án được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 đến năm 2020; giai đoạn 2 từ năm 2021 đến năm 2023; giai đoạn 3 từ năm 2024 đến năm 2025.

Hiện nay, tại khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mới có dự án Khu phức hợp sản xuất giống, nuôi tôm công nghệ cao siêu thâm canh với quy mô hơn 100ha do Công ty TNHH Thủy sản Việt Úc - Quảng Ninh (Tập đoàn Việt Úc) làm chủ đầu tư. Công ty đưa vào sử dụng 24 nhà sản xuất ương dưỡng ấu trùng, nhà máy xử lý nước theo công nghệ tiên tiến, phòng xét nghiệm dịch bệnh, vận hành mô hình nuôi tôm thương phẩm công nghệ cao trong nhà màng…

Công ty cung cấp 1,4 tỷ con giống tôm/năm cho địa bàn Quảng Ninh và miền Bắc, tạo việc làm cho rất nhiều lao động tại địa phương. Bà Hoàng Thị Kim Nhung, Chủ tịch UBND xã Tân Lập cho biết: "Việc thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là rất cần thiết, mở ra hướng phát triển mới cho xã và huyện. Về phía địa phương, chúng tôi mong muốn khu nông nghiệp này sớm được phê duyệt để tiếp tục thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư".

Ngày 23/7/2020, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có tờ trình trình Bộ NN-PTNT đề nghị ban hành quyết định thành lập và quy chế hoạt động của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, thời điểm đó Quy hoạch tỉnh chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, do vậy Bộ NN-PTNT chưa thể thẩm định để trình Thủ trướng Chính phủ phê duyệt.

Tháng 2/2023, Quy hoạch tỉnh được phê duyệt (đã cập nhật Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nuôi trồng thủy sản Đầm Hà). Tiếp đến, ngày 30/5/2023 UBND tỉnh có văn bản giao UBND huyện Đầm Hà chủ trì xây dựng Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nuôi trồng thủy sản Đầm Hà. Theo đó, huyện đã thành lập tổ công tác xây dựng và hoàn thiện đề án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đề án đã trình 4 lần, dự thảo đề án đã thực hiện lấy ý kiến của các sở, ngành. Hiện nay huyện Đầm Hà đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh và ý kiến tham gia để hoàn thiện đề án.

Xem thêm
Vùng cao loay hoay quản lý giết mổ gia súc

LÀO CAI Việc kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường, tuy nhiên, nhiều năm nay, vùng cao Lào Cai vẫn chưa thể thực hiện.

Bám bản, bám dân đẩy lùi dịch bệnh cho gia súc

HÀ GIANG Suốt 5 năm qua, Hà Giang không xuất hiện dịch lở mồm long móng nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, bám sát từng thôn bản, hộ chăn nuôi.

Nông nghiệp sinh thái: Cần thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn

Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, song để hiện thực hóa cần chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho lực lượng sản xuất nòng cốt.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất