| Hotline: 0983.970.780

Đảm bảo nước tưới tiêu cho vựa lúa đặc sản ở Lào Cai

Thứ Năm 15/12/2022 , 05:13 (GMT+7)

Các công trình thủy lợi đảm bảo nước tưới tiêu để bà con ở Mường Vi (huyện Bát Xát, Lào Cai) trồng cấy giống lúa đặc sản Séng Cù.

Đập thủy lợi đưa nước tưới phục vụ bà con cấy lúa Séng Cù Mường Vi. Ảnh: Đăng Hải

Đập thủy lợi đưa nước tưới phục vụ bà con cấy lúa Séng Cù Mường Vi. Ảnh: Đăng Hải

Xã Mường Vi (huyện Bát Xát) có diện tích cấy lúa Séng cù lớn nhất tỉnh Lào Cai. Nhờ đảm bảo nước tưới nên sản lượng lúa Séng Cù ổn định, chất lượng cao. Gạo Séng Cù Mường Vi nổi tiếng khắp cả nước, được biết đến là một đặc sản địa phương có năng suất cao đạt 65-70tạ/ha, sinh trưởng phát triển khoẻ, ít sâu bệnh, hạt to dài, có râu, chất lượng gạo tốt, cơm ngon, rất thơm.

Huyện Bát Xát (Lào Cai) có 441 đập đầu mối, hồ chứa với tổng chiều dài kênh lên tới gần 700km; phục vụ kịp thời nước tưới tiêu cho toàn bộ diện tích trồng cấy trên địa bàn huyện lên tới gần 7.000ha.

Trong những năm qua, các công trình thủy lợi, kênh mương được duy tu, bảo dưỡng nên mang lại hiệu quả tưới tiêu rõ rệt, tăng năng suất canh tác và đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn.

Đặc biệt, tại xã Mường Vi, các công trình thủy lợi luôn đảm bảo nước tưới cho diện tích trồng lúa Séng Cù - đặc sản của Lào Cai. Các cánh đồng lúa tại xã này được người dân canh tác một năm 2 vụ.

Xã Mường Vi cũng là nơi có diện tích cấy lúa Séng Cù lớn nhất tỉnh Lào Cai, lên tới 225 ha, tập trung ở các cánh đồng: Ná Rin, Lâm Tiến, Ná Ản, Làng Mới.

Do được đảm bảo nguồn nước, nên sản lượng lúa Séng Cù mỗi năm đạt gần 2.200 tấn thóc. Có được kết quả này là do hệ thống thủy lợi được xây dựng kiên cố, đồng bộ.

Theo ông Trần Văn Xiêm ở thôn Làng Mới (xã Mường Vi, huyện Bát Xát), trước đây ruộng của gia đình chỉ canh tác được một vụ lúa mỗi năm. Tuy nhiên, từ khi hệ thống thủy lợi, kênh mương hoàn thiện hơn, thì ruộng của gia đình đủ nước nên đã chuyển sang một năm cấy hai vụ.

"Cũng như nhiều hộ khác, nhà tôi đã chuyển từ một sang hai vụ một năm. Vì vậy, sản lượng lúa Séng cù theo đó mà tăng gấp đôi. Từ khi canh tác ở đây bao nhiêu năm nhưng chưa khi nào phải lo lắng việc thiếu nước", ông Trần Văn Xiêm nói.

Lúa Séng Cù Mường Vi được đảm bảo nước tưới cho năng suất, chất lượng cao. Ảnh: Đăng Hải

Lúa Séng Cù Mường Vi được đảm bảo nước tưới cho năng suất, chất lượng cao. Ảnh: Đăng Hải

Bà Phạm Thị Hảo, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Hảo Anh là một trong những hợp tác xã đầu tiên của tỉnh Lào Cai chuyên sản xuất, cung cấp đặc sản lúa Séng Cù. Hợp tác xã Hảo Anh hiện đang hoạt động theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, kinh doanh sản phẩm; hỗ trợ giống, phân bón, quy trình kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm thóc Séng Cù cho người dân. Các sản phẩm do Hợp tác xã Nông nghiệp Hảo Anh sản xuất ra không đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Do nước tưới tiêu được đảm bảo nên năm nay lúa Séng Cù được mùa, không ruộng nào của bà con để không. Cho đến thời điểm này, hợp tác xã thu mua và tự sản xuất được gần 400 tấn lúa Séng Cù đặc sản. Lúa Séng Cù sở dĩ ngon và được người tiêu dùng ưa chuộng là do chất đất, nước ở Mường Vi, bà Phạm Thị Hảo cho biết.

Theo ông Lù Văn Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Vi (huyện Bát Xát), lúa Séng Cù đang là cây trồng chủ lực của xã, giúp nhiều hộ có thu nhập ổn định, thậm chí làm giàu. UBND xã thường xuyên khảo sát, đánh giá những khu vực thiếu nước để có phương án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, đưa nước về, đảm bảo phục vụ bà con sản xuất mỗi năm hai vụ lúa Séng Cù.

Đặc biệt, hằng năm cùng với địa phương bà con trên địa bàn tham gia nạo nét, khơi thông các kênh mương để nước chảy về động ruộng đều đặn, không bị ách tắc. Bà con thấy được hiệu quả từ việc duy tu bảo dưỡng kênh mương nên cũng rất tích cực tham gia công tác này.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Bát Xát, các công trình thủy lợi, hồ đập sau đầu tư mang lại hiệu quả cao, đảm bảo nước cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; bảo đảm an toàn, đủ năng lực chống lũ, đáp ứng các nhu cầu cấp thoát nước tại khu vực. Qua đó thúc đẩy phát triển nền kinh tế nông nghiệp, gia tăng thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường sinh thái... 

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại thành phố Huế

Sau khi xét nghiệm, kết quả xác định đàn lợn của ông Cao Viết Hùng (thôn 9, xã Nam Đông, TP Huế) dương tính với dịch tả lợn Châu Phi.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất