| Hotline: 0983.970.780

Củ riềng - vị thuốc mùa đông

Thứ Sáu 01/01/2016 , 07:35 (GMT+7)

Theo Đông y, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng phòng và chữa một số bệnh thường gặp trong mùa lạnh

Củ riềng còn gọi là cao lương khương, là củ của cây riềng có tên khoa học Languas officinarump thuộc họ gừng- Zingiberaceae, là loại cây nhỏ, thân rễ mọc bò ngang, dài.

Cụm hoa mặt trong màu trắng, mép hơi mỏng, kèm hai lá bắc hình mo, một màu xanh, một màu trắng. Cây riềng mọc hoang và được trồng ở khắp nơi, không chỉ được dùng làm gia vị mà còn được sử dụng làm thuốc. Bộ phận làm thuốc rễ (củ) phơi khô.

Theo Đông y, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng phòng và chữa một số bệnh thường gặp trong mùa lạnh như ôn trung, giảm đau, tiêu thức ăn, chữa đau bụng do lạnh, phong thấp, sốt rét, hắc lào, lang ben, kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi, đau bụng đi lỏng, nôn mửa, ợ hơi, đau dạ dày, cảm sốt, sốt rét...

Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng củ riềng:

- Chữa phong thấp: Củ riềng, vỏ quít, hạt tía tô mỗi vị 60g, sấy khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 4g, có thể pha với một chén nước sôi để nguội hoặc rượu, uống ngày 2 lần. Dùng trong 5 - 7 ngày.

- Chữa hắc lào: Củ riềng già 100g, giã nhỏ, ngâm với 200ml rượu hoặc cồn 70 độ. Chiết ra dùng dần, khi dùng, bôi dung dịch cồn nói trên vào chỗ tổn thương, ngày bôi 2 - 3 lần.

- Chữa đau bụng do lạnh: Củ riềng 20g, nụ sim 8g, búp ổi 60g, tất cả sấy khô, tán bột. Ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội.

- Chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém: Riềng củ thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần.

- Chữa lang ben: Củ riềng 100g, lá và củ chút chít 100g, chanh một quả, hai thứ giã nát rồi vắt nước chanh, đun nóng. Khi dùng lấy bông y tế thấm dịch thuốc bôi đều lên vùng tổn thương, ngày bôi 2 lần. Dùng trong 5 - 7 ngày.

- Chữa tỳ vị hư hàn, đau bụng sôi bụng, đại tiện phân lỏng: Củ riềng 12g, Bạch truật 12g, lá lốt 16g, lá ổi 16g, sinh khương 6g. Cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát. Chia uống làm 2 - 3 lần trong ngày.

- Chữa tiêu chảy nhiều lần, phân có lẫn bọt: Hoài sơn 10g, liên nhục 10g, củ riềng 6g, bạch truật 10g, biển đậu 10g, hậu phác 4g, trần bì 6g, sinh khương 4g. Cho các vị vào ấm đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát, chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày.

- Chữa cơ thể nhức mỏi, nhức xương, sưng đau khớp: Củ riềng khô 20g, Thiên niên kiện 16g, quế 24g, thạch xương bồ 20g, trần bì (sao) 16g, nhân hạt gấc (sao vàng) 20g. Các vị thái nhỏ, bỏ vào thẩu thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm sau 10 ngày lấy bông tẩm vào thuốc, xoa bóp vào chỗ đau.

- Chữa đau bụng, nôn mửa: Củ riềng 8g, đại táo 3 quả. Sắc với một bát nước còn 100ml chia 2-3 lần uống trong ngày.

- Chữa tiêu chảy: Củ riềng, củ gấu, gừng khô, sa nhân, trần bì, lượng bằng nhau, tán nhỏ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g.

- Chữa chứng đầy bụng, khó tiêu: Riềng thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. Ngày dùng 2 - 3 lần.

Xem thêm
Cấy ghép mô tinh hoàn, chữa vô sinh cho người mắc ung thư lúc trẻ

Khoảng 85% trẻ em mắc ung thư hiện nay sống sót đến tuổi trưởng thành và khoảng 1/3 trong số này bị vô sinh do hóa trị hoặc xạ trị.

'Tường lửa' nhân cách có tồn tại trên mạng xã hội?

'Tường lửa' nhân cách trở thành câu chuyện cần thiết khi tham gia mạng xã hội, bởi mỗi người đều phải hướng hành vi theo tiêu chuẩn cộng đồng văn minh.

Phút giây lạc lòng giữa những chuyến hoạt động từ thiện

Phút giây lạc lòng đôi khi chỉ mang tính gặp gỡ tình cờ, nằm ngoài khả năng kiểm soát của cá nhân, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc gia đình.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Đọc nhiều nhất