| Hotline: 0983.970.780

Cộng tác viên thú y thôn không nhàn hạ như nhiều người nghĩ

Thứ Ba 14/11/2023 , 10:28 (GMT+7)

Trăn trở của Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản huyện Lương Tài, Bắc Ninh khi chia sẻ về khối lượng công việc của cộng tác viên thú y thôn.

Cộng tác viên thú y thôn tiêm phòng vacxin dại thôn Trung Chinh, xã Trung Chính, huyện Lương Tài, Bắc Ninh.

Cộng tác viên thú y thôn tiêm phòng vacxin dại thôn Trung Chinh, xã Trung Chính, huyện Lương Tài, Bắc Ninh.

Công việc vất vả và nguy hiểm

Năm 2020, UBND tỉnh Bắc Ninh đã khôi phục lại mạng lưới cộng tác viên (CTV) ở các thôn, khu phố. Từ đó đến nay, địa bàn huyện Lương Tài có 101 CTV hoạt động ở các thôn, khu phố trên địa bàn 14 xã, thị trấn của huyện. Đội ngũ này là cánh tay nối dài quan trọng trong việc phòng chống dịch bệnh trên đàn vật của huyện, tiếp sức cho nhân viên thú y các xã, thị trấn.

Vụ thu đông năm 2023, huyện Lương Tài có tổng 600.000 con vật nuôi, trong đó, đàn gia cầm 580.000 con, đàn lợn gần 13.500 con, đàn trâu bò hơn 1.100 con, đàn chó gần 15.500 con, đàn dê hơn 600 con và đàn thỏ hơn 800 con.

Trong giai đoạn này, trên địa bàn huyện các cơ quan chuyên môn đang triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi như công tác quản lý đàn vật nuôi, vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường, đặc biệt là công tác tiêm phòng đại trà vụ thu đông trên đàn gia súc, gia cầm.

Ngoài ra, toàn huyện đã tổ chức 2 đợt vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi trên toàn huyện, 2 đợt tiêm phòng đại trà cho đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời, thường xuyên tiến hành triển khai công tác tiêm phòng bổ sung đảm bảo đạt tỷ lệ cao nhất.

Tất cả những việc như vậy đều được thực hiện trực tiếp của CTV thú y các thôn, khu phố trên địa bàn. Do vậy, nhiệm vụ của các ông bà CTV ở địa bàn tương đối vất vả, áp lực, đôi khi còn mang tính nguy hiểm.

Trong giai đoạn tiêm phòng vacxin dại vụ xuân hè, tổng đàn chó, mèo của huyện khoảng 15.000 con. Theo quy định, người dân phải mang vật nuôi đến điểm tiêm tập trung cạnh nhà văn hoá của thôn để tổ tiêm, tuy nhiên không phải ai cũng đưa ra được.

Ví dụ ở thôn Trung Chinh, xã Trung Chính, tổ tiêm thường xuyên nhận được những lời đề nghị giúp đỡ của bà con, như “Mấy con chó nhà tôi dữ quá, nhà lại neo người. Ngoài nhà tôi còn có hàng chục hộ trong xóm cũng cần giúp đỡ. Mong các bác thú y đến nhà tiêm hộ”, hay “Con chó nhà tôi dữ lắm, không mang ra đây được, các anh vào nhà tiêm giúp”.

Đây là những câu nói mà các CTV Thú y thôn, khu phố thường gặp phải. Nguyên tắc là phải mang chó, mèo ra khu tập trung để tiêm, nhưng do tình làng nghĩa xóm, nên các CTV lại đến từng hộ tiêm giúp.

Rắc vôi, phun thuốc sát trùng phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn huyện Lương Tài.

Rắc vôi, phun thuốc sát trùng phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn huyện Lương Tài.

Mức phụ cấp chưa tương xứng

Ông Nguyễn Hữu Bông (73 tuổi), CTV Thú y thôn An Mỹ, xã Mỹ Hương chia sẻ, ông được điều động đi tiêm phòng bệnh Dại tận nhà cho các hộ trong thôn. Mới vào đến cổng, tiếng chó sủa vang inh ỏi.

Trong cũi sắt, hai con chó dữ dằn, mắt gườm gườm nhìn những người lạ, ông Bông vẫn thản nhiên đến gần, hướng dẫn chủ nhà nắm 2 tai con chó lôi ra ngoài, sau đó kẹp 2 chân vào cổ con vật. Ông tiến đến chọc mũi kim vào lưng con vật rồi rút ra trong nháy mắt.

Nhắc đến chuyện thú y cơ sở đi tác nghiệp, các trường hợp bị chó cắn, bò đá, trâu húc, ông Bông cho rằng chẳng có gì hiếm gặp. Thậm chí, họ phải đối mặt với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ người sang động vật như cúm gia cầm.

Đáng buồn là mức độ nguy hiểm của nghề lại không tương xứng với đồng phụ cấp hỗ trợ nhận được, chỉ 447.000 đồng/tháng. Nhưng họ vẫn yêu và tận tâm với nghề, trở thành điểm tựa cho người chăn nuôi mỗi khi xảy ra sự cố.

Ông Lương Duy Thứ, Nhân viên thú y xã Trung Chính chia sẻ, toàn xã có 18 thôn với gần 1.000 hộ chăn nuôi, tổng đàn gia cầm toàn xã khoảng trên 180.000 con. Ngoài ra còn nhiều vật nuôi khác như bò, lợn, chó mèo...

“Hàng năm, tỉnh hỗ trợ nhiều loại vacxin phòng bệnh như lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả cổ điển, viêm da nổi cục trên trâu, bò và vacxin cúm gia cầm H5N1. Bên cạnh đó, còn các loại hoá chất tiêu độc, khử trùng khác. Nếu không có đội ngũ CTV thú y thôn giúp sức, dù tôi có ba đầu sáu tay cũng không thể tiêm phòng xuể cho bà con”, ông Thứ ghi nhận.

Theo ông Thứ, thú y là lĩnh vực đòi hỏi phải có chuyên môn kỹ thuật, bởi vậy trong những thời kỳ cao điểm phòng, chống dịch bệnh, dù có tiền cũng không thuê được người làm thay.

Cao điểm năm 2019, khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở nhiều địa phương, chế độ hỗ trợ đội ngũ thú y thôn không còn nên tất cả đều xin nghỉ. Có ngày, xã phải tiêu huỷ hàng chục tấn lợn. Lực lượng thú y xã, trưởng thôn không đủ đáp ứng khối lượng công việc, xã phải thuê thêm mấy người không có chuyên môn để đào hố, trải bạt, rắc vôi chôn lấp.

“Giai đoạn ấy, tôi làm việc từ sáng sớm đến 9 - 10 giờ đêm mới xong, thực sự là quá vất vả. Nhưng rất vui là từ tháng 12/2020, tỉnh Bắc Ninh quyết định khôi phục lại hệ thống thú y cấp thôn nên chúng tôi lại có được đội ngũ cán bộ có chuyên môn tiếp sức vô cùng quan trọng", ông Thứ phấn khởi chia sẻ.

Bên cạnh công tác tiếp sức tiếm phòng, Luật Chăn nuôi quy định, đội ngũ thú y cơ sở còn phải thống kê hoạt động chăn nuôi từng quý. Mặc dù diện tích huyện Lương Tài không lớn, nhưng tổng đàn gia cầm hàng năm có khoảng hơn một triệu con, tổng đàn lợn khoảng trên 80.000 con. Cho nên, đội ngũ này rất quan trọng, nhiều việc chứ không nhàn hạ như nhiều người nghĩ.

Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Lương Tài (Bắc Ninh)

Xem thêm
Dịch tả lợn Châu Phi tại Nghệ An lây lan nhanh

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra một số loại dịch bệnh chăn nuôi nguy hiểm, đáng ngại hơn cả là diễn biến dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian gần đây.

Tìm biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại cho lúa ở ĐBSCL

An Giang Tuyến trùng sống trong đất và ký sinh vào rễ lúa, gây bướu rễ, thối nâu rễ, làm cây lúa kém phát triển, đẻ nhánh ít, gây hiện tượng lép trắng, giảm năng suất.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Trí thức trẻ Việt góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số

HÀ NỘI Sáng 19/7, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025 chính thức khai mạc tại Đại học VinUni.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất