| Hotline: 0983.970.780

Công nhận quần thể 53 cây di sản trong trụ sở nhà nước

Thứ Sáu 26/04/2024 , 20:30 (GMT+7)

Bình Dương Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vừa tổ chức công nhận quần thể 53 cây di sản Việt Nam trong trụ sở thành phố Thủ Dầu Một.

Trụ sở thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương được ví như một khu rừng thu nhỏ, nơi đây có nhiều cây cổ thụ hơn 150 năm tuổi. Trong đó, quần thể 53 cây dầu rái, cây đa, cây sao đen, cây gõ và cây bồ đề có độ tuổi hơn 150 năm vừa được công nhận cây di sản Việt Nam.

Quần thể 53 cây dầu rái, cây đa, cây sao đen, cây gõ và cây bồ đề trong khuôn viên trụ sở thành phố Thủ Dầu Một vừa được công nhận cây di sản Việt Nam. Ảnh: Trần Phi.

Quần thể 53 cây dầu rái, cây đa, cây sao đen, cây gõ và cây bồ đề trong khuôn viên trụ sở thành phố Thủ Dầu Một vừa được công nhận cây di sản Việt Nam. Ảnh: Trần Phi.

Theo lãnh đạo thành phố Thủ Dầu Một, việc công nhận quần thể cây cổ thụ này tại khuôn viên trụ sở là quần thể cây di sản Việt Nam, có ý nghĩa rất quan trọng đối với nét đẹp về truyền thống văn hóa nơi đây.

Ông Võ Chí Thành, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thủ Dầu Một khẳng định, cây cổ thụ được công nhận di sản đảm bảo mảng xanh đô thị. Qua đó, tuyên truyền, quảng bá những giá trị cây xanh, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường, thiên nhiên. Đồng thời, là địa điểm cho tất cả cán bộ, người dân, các tổ chức đoàn thể, học sinh, sinh viên các trường trong thành phố Thủ Dầu Một học tập, thực tập, nghiên cứu khoa học.

Cán bộ công nhân viên chức thành phố Thủ Dầu Một tự hào bên cây di sản. Ảnh: Trần Phi.

Cán bộ công nhân viên chức thành phố Thủ Dầu Một tự hào bên cây di sản. Ảnh: Trần Phi.

Trước đó, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công nhận cây trôm trong khuôn viên Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương; cây cổ thụ kơ nia và cây đa của đình thần Tương Bình Hiệp là cây di sản Việt Nam.

Theo các tư liệu về hình ảnh và nhân chứng xác định cây trôm này khoảng 150 năm tuổi. Cây có chu vi thân chính 3,2m; chu vi gốc cây 5,2m; chiều cao khoảng 25m; đường kính tán khoảng 25m. Thân cây với bề mặt gồ ghề, sần sùi được bao bọc xung quanh bởi rất nhiều loại cây sống tầm gửi, cây có nhiều nhánh rất to. Cây trôm nằm sát bờ sông Sài Gòn nên phần rễ bám vào đất liền. Sau khi đường Bạch Đằng nối dài hoàn thành, cây trôm vẫn phát triển, xanh tốt và được các thế hệ thầy và trò, nhà trường chăm sóc và gìn giữ, bảo vệ.

Ông Lê Quang Lợi - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương cho biết, cây trôm gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhà trường. Hơn một thế kỷ qua, cây trôm đã chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử của địa phương, các sự kiện văn hóa tín ngưỡng ở thành phố Thủ Dầu Một.

Cây trôm tại Trường Trung cấp Mỹ thuật Văn hóa Bình Dương vừa được công nhận là cây di sản. Ảnh: Trần Trung.

Cây trôm tại Trường Trung cấp Mỹ thuật Văn hóa Bình Dương vừa được công nhận là cây di sản. Ảnh: Trần Trung.

Cây trôm được các thế hệ thầy và trò chăm sóc, vẫn đang phát triển mạnh mẽ, xanh tươi. Nhìn rộng ra xung quanh, cây trôm là cây duy nhất có tán rộng, cao to trên đoạn đường Bạch Đằng nối dài. Cây trôm vì thế trở thành điểm nhấn nổi bật, được nhiều người dân đến chụp ảnh lưu niệm.

“Việc công nhận cây trôm trong khuôn viên Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương là cây di sản Việt Nam có ý nghĩa về lịch sử, văn hóa và xã hội, đồng thời góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng loài cây, bảo vệ cảnh quan môi trường, tạo mảng xanh đô thị", thầy Lê Quang Lợi chia sẻ.

Tương tự, cây kơ nia 200 năm tuổi và cây đa 140 năm tuổi cùng nằm trong khuôn viên đình thần Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một cũng vừa được công nhận là cây di sản Việt Nam. Theo đó, cây kơ nia có đường kính thân cây 1,38m; chiều cao cây ước tính 37m. Cây đa có đường kính 9,6m tại vị trí ngang ngực; chiều cao cây khoảng 27m; có tán rộng từ 30 - 40m.

Ông Dương Thái Khanh - Bí thư Đảng ủy phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một cho biết, đình Tương Bình Hiệp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Đây là ngôi đình thờ vị tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Nam bộ - Phan Thanh Giản. Các cây cổ thụ của đình thần như một minh chứng lịch sử qua hàng trăm năm biến đổi và phát triển của địa phương.

Ông Hồ Trúc Thanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Dương chia sẻ với phóng viên về cây di sản. Ảnh: Trần Phi.

Ông Hồ Trúc Thanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Dương chia sẻ với phóng viên về cây di sản. Ảnh: Trần Phi.

"Nhờ các thế hệ người dân chăm sóc và bảo vệ, các cây di sản vẫn phát triển tốt, tỏa bóng mát rất đẹp. Việc công nhận là cây di sản Việt Nam sẽ tạo thêm điểm nhấn để người dân, du khách đến tham quan, học tập và nghiên cứu khoa học. Đây sẽ là điểm đến lý tưởng đối với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch hướng về cội nguồn. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ rừng nói riêng và bảo vệ thiên nhiên nói chung", ông Hồ Trúc Thanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Dương cho biết thêm.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.