| Hotline: 0983.970.780

Cỏ mần trầu chữa huyết áp cao

Thứ Ba 06/08/2013 , 10:10 (GMT+7)

Theo Đông y, cỏ mần trầu có vị ngọt nhạt, tính mát, không độc, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, mát gan, giải độc, lợi tiểu, hạ huyết áp...

Cỏ mần trầu còn có tên mần trầu, ngưu cân thảo, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc…, tên khoa học là Eleusine indica, thuộc họ Lúa (Poaceae). Đây là một loại cỏ sống hàng năm, mọc hoang nhiều nơi thành bụi nhỏ cao từ 20-80 cm, rễ cây rất khỏe.

Lá mềm hình dải, bẹ lá có lông. Cụm hoa là bông xẻ ngọn, có 5 - 7 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung, có thêm 1 - 2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới. Mỗi nhánh mang nhiều hoa. Quả thuôn dài, gần như có 3 cạnh.

Cỏ mần trầu còn là một vị có nhiều công dụng chữa bệnh. Bộ phận dùng: Thu hái toàn cây, dùng ở dạng tươi hay khô.

Theo Đông y, cỏ mần trầu có vị ngọt nhạt, tính mát, không độc, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, mát gan, giải độc, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ sốt và sốt rét, lao phổi, trẻ con bị mụn nhọt, thai phụ táo bón, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, tiểu tiện vàng và ít, mụn nhọt và các chứng nhiệt độc, trẻ em bị nóng trong người gây tưa lưỡi…

Liều lượng dùng: 16 - 20 g khô hoặc 40 - 100g tươi, dạng thuốc sắc hay hoàn, thường dùng phối hợp với các vị khác.

Cỏ mần trầu được dùng để chữa các trường hợp sau:

- Chữa viêm gan vàng da: Cỏ mần trầu tươi 60g, rễ tổ kiến đực 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày.

- Chữa táo bón, buồn phiền, nhức đầu, nôn mũa ở thai phụ. Sắc 12-16g cỏ mần trầu khô trong 300ml nước uống 2-3 lần hằng ngày.

- Chữa trẻ con mụn nhọt, sốt cao, sốt xuất huyết, rôm sảy, ban đỏ, tưa lưỡi, cỏ mần trầu tươi (120g) rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Cỏ khô 20g sắc với 400ml nước còn 100ml chia uống hai lần.

- Chữa nóng trong người, tiểu gắt và vàng, da mẩn đỏ, cỏ mần trầu (40g), sắc uống một lần trong ngày, có thể thêm 20g rễ cỏ tranh sắc chung uống trong ngày.

-Chữa phong nhiệt, ghẻ lở, mẩn ngứa: Lấy cỏ mần trầu tươi, rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt uống. Ngày 2 – 3 lần.

- Chữa sốt cao co giật, hôn mê: Cỏ mần trầu 120g. Sắc với 600 ml nước, còn 400 ml, thêm ít muối, cho uống nhiều lần trong 12 giờ.

- Chữa trẻ em đái dầm, cỏ mần trầu 20g, mùi tàu 20g, rau ngổ 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g thái nhỏ, sắc uống sau bữa ăn chiều.

- Chữa cảm, sốt nóng, người mẩn đỏ, tiểu tiện vàng ít. Mần trầu 16g, cỏ tranh 16g. Sắc uống.

- Chữa ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu ít, nước tiểu vàng lấy cỏ mần trầu (40g), sắc 200ml uống một lần trong ngày.

-Chữa huyết áp cao: Dùng cây tươi 500g, rửa sạch, giã nát, thêm 1 bát nước đun sôi để nguội. Lọc qua vải và vắt lấy nước cốt, thêm ít đường cho đủ ngọt. Uống 2 lần, sáng và chiều.

- Chữa sốt cao, co giật, hôn mê: Cỏ mần trầu tươi 120g, sắc với 600ml nước, còn lại 400ml, chia ra làm nhiều lần trong ngày.

- Chữa nóng trong người, tiểu gắt và vàng: Cỏ mần trầu (40g), sắc uống một lần trong ngày, có thể thêm 20g rễ cỏ tranh sắc chung uống trong ngày.

Xem thêm
Cẩn trọng với thông tin ăn nhiều thịt gà có thể tăng nguy cơ ung thư

Các nhà phản biện cho rằng, cần phân biệt thịt gia cầm tươi và sản phẩm chế biến, đồng thời chỉ rõ phương pháp nấu nướng trong khảo sát.

Văn hóa doanh nhân không thể chấp nhận các kiểu khôn vặt

Văn hóa doanh nhân ngày càng được xem trọng trong đời sống xã hội, vì quan hệ giữa người bán và người mua luôn ràng buộc lợi ích và trách nhiệm với nhau.

Thân phận gái nghèo chọn chồng cùng cảnh ngộ

Thân phận gái nghèo luôn mang nhiều mặc cảm và âu lo thường ngày, cho nên khi bước vào hôn nhân cũng có những dằn vặt xót xa ít ai đồng cảm.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Đọc nhiều nhất