| Hotline: 0983.970.780

Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn

Thứ Tư 02/10/2019 , 09:30 (GMT+7)

Từ năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh cây keo lai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng gỗ hướng đến cung cấp gỗ xẻ có chất lượng cao. 

21-01-08_tp_hun_chuyen_ho_rung_trong_2418

Với diện tích thực hiện 20ha, trên 3 điểm, là 2 huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong và TP Đông Hà đến nay sau 4 năm trồng, cây keo lai đã khép tán, chuẩn bị tỉa thưa thích hợp. Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn đối với loài cây keo lai và keo tai tượng cho các hộ dân thực hiện mô hình.

Cụ thể, trung tâm đã tổ chức 3 lớp tập huấn với hơn 90 học viên tham gia gồm các hộ tham gia mô hình và cộng đồng nhằm hướng dẫn thực hiện các bước kỹ thuật bài cây, tỉa thưa chuyển hóa rừng. Quy trình trồng rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC. Việc hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng từ trồng rừng sản xuất gỗ nhỏ sang rừng sản xuất gỗ lớn, sẽ làm cơ sở để xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và lập kế hoạch cụ thể đối với rừng trồng chuyển hóa thành rừng trồng sản xuất gỗ lớn, cũng là cơ sở để quản lý đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh rừng trồng.

Rừng trồng có kế hoạch chuyển hóa phải từ 4 - 5 năm tuổi trở lên, chu kỳ kinh doanh 10 năm tuổi. Với mục tiêu kinh doanh ban đầu là trồng rừng sản xuất với mục đích gỗ nhỏ, mật độ của các lô rừng trồng thường là 1.660 cây/ha đến 2.000 cây/ha. Khi có kế hoạch chuyển hóa từ rừng trồng sản xuất với mục đích gỗ nhỏ thành rừng trồng sản xuất gỗ lớn cần tiến hành đánh giá chất lượng cây và chất lượng lâm phần để tìm ra lâm phần có chất lượng tốt.

Đây là lâm phần có trên 50% cây có hình thái tốt, phân bố tương đối đồng đều trong lô, cây trung bình nhiều hơn cây xấu và đang có tiềm năng phát triển tốt để đưa vào kế hoạch chuyển hóa. Biện pháp kỹ thuật được lựa chọn là tỉa thưa rừng trồng để tận dụng sản phẩm gỗ khi tỉa thưa nhằm lấy ngắn nuôi dài.

Các khu rừng này với chu kỳ kinh doanh 10 năm nên số cây để lại sau tỉa thưa lần 1 là 900 - 1.000 cây/ha. Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng rừng thâm canh cây keo lai theo hướng bền vững, sản xuất gỗ lớn là việc làm rất cần thiết để tạo ra bước đột phá mạnh mẽ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.