| Hotline: 0983.970.780

Chặn nguy cơ cháy ngay từ nơi cửa rừng

Thứ Năm 01/05/2025 , 10:45 (GMT+7)

Gió lào, nắng nóng, cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp nguy hiểm. Do vậy, cửa rừng đã được thắt chặt kiểm soát, ngăn rủi ro cháy rừng từ những việc nhỏ nhất.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai kiểm tra đột xuất công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng. Ảnh: H.Đ.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai kiểm tra đột xuất công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng. Ảnh: H.Đ.

Kiểm soát chặt chẽ nơi cửa rừng

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn rộng hơn 22 nghìn hécta, chủ yếu là rừng đặc dụng. Các cánh rừng trải dài trên địa bàn xã Nậm Xây, Nậm Xé và một phần các xã giáp ranh của huyện Văn Bàn (Lào Cai). 

Với những cây rừng cao lớn, chia tầng, phía dưới là lớp mùn lá rậm rịt khiến nơi này có hệ động thực vật hết sức đa dạng và phong phú. Tuy vậy, trước các đợt gió lào và nắng nóng kéo dài, sự sống của những cánh rừng trở nên mong manh, đối mặt với nguy cơ cháy rất cao. 

Ông Bàn Tiến Thăng cùng 5 thành viên khác luân phiên túc trực, canh gác bảo vệ rừng tại chốt Nậm Xây Nọi. So với các chốt khác, phải đi bộ mới có thể đến nơi, thì đường lên chốt Nậm Xây Nọi có thể đi được xe máy. Song, đây là "cứ điểm" quan trọng vì đây là cửa rừng. 

Khó khăn là kiểm soát người dân qua lại, khi đi lên nương rẫy không được mang theo các chất hoặc vật dụng có thể gây cháy như bật lửa, xăng, dầu... 

"Lán, nương của bà con ở phía trong nên vẫn phải cho người ta qua lại trong khi cảnh báo cháy rừng đang ở cấp 4 - cấp nguy hiểm. Vì vậy, bất kể người quen hay người lạ chúng tôi đều tuyên truyền, nhắc nhở người dân về những hành vi nguy hiểm có thể gây ra cháy rừng", ông Bàn Văn Thăng nói.

Cũng từ nhiều ngày nay, tại chốt bảo vệ này, cán bộ kiểm lâm chưa ai dám rời bỏ vị trí, ăn cơm, uống nước rừng và ngủ trên những tấm ván tạm bợ để giữ rừng. 

Cả chốt và những cán bộ kiểm lâm của khu bảo tồn đến nay chưa thể quên vụ cháy xảy ra vào ngày 7/3/2016. Ngoài lực lượng kiểm lâm từ tỉnh đến huyện, còn phải huy động người dân 5 xã tiếp ứng, nhiều ngày sau mới có thể khống chế được giặc lửa. 

Theo ông Lò Van Ngoan, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn, thời điểm này kiểm lâm địa bàn tăng cường bám nắm cơ sở, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về phòng cháy chữa cháy rừng; yêu cầu các tổ bảo vệ rừng ứng trực tại vùng trọng điểm 24/24h... Nhờ đó, từ đầu năm đến nay, không xảy ra cháy rừng.

Một góc Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn tại xã Nậm Xây (huyện Văn Bàn, Lào Cai). Ảnh: H.Đ.

Một góc Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn tại xã Nậm Xây (huyện Văn Bàn, Lào Cai). Ảnh: H.Đ.

Không lơ là… khi sắp xếp đơn vị hành chính

Cũng theo Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn, trong hơn 22 nghìn hécta rừng thì hơn 6,9 nghìn hécta đã giao khoán cho 13 cộng đồng dân cư bảo vệ; số còn lại do đơn vị thực hiện. Các trạm trưởng kiểm lâm điều hành trực tiếp các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng của các tổ bảo vệ rừng. Chỉ trong 3 tháng đầu năm đã tổ chức tuần tra bảo vệ rừng được 340 cuộc với hơn 1.700 lượt người tham gia.

Việc bảo vệ rừng còn được hơn 2 nghìn hộ gia đình trên địa bàn xã Nậm Xây, Nậm Xé và Minh Lương ký cam kết... 

Liên tục đôn đốc hoạt động 13 chốt bảo vệ rừng tại các khu vực trọng điểm, vùng giáp ranh Mù Cang Chải (Yên Bái) và Than Uyên (Lai Châu), nơi có nguy cơ xảy ra lấn chiếm, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật...

Trong khi đó, với địa bàn rừng trải dài trên các huyện, mối đe dọa cháy rừng chực chờ, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai thường đôn đốc, xuyên kiểm tra đột xuất các trạm, chốt bảo vệ, giữ rừng. 

Theo ông Nguyễn Xuân Sâm, Phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai, Chi cục đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Môi trường ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện các quy định của pháp luật cũng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Môi trường về công tác phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn. 

“Chúng tôi lường trước có thể có biểu hiện chủ quan trong giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, bỏ cấp huyện sắp tới trùng với thời điểm nguy cơ cháy rừng ở cấp 4, 5. Vì vậy, phải tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của hệ thống chính trị, đặc biệt là công tác tham mưu của ngành chức năng phòng cháy chữa cháy rừng; 

Làm tốt công tác quản lý sử dụng lửa tại chỗ đặc biệt hoạt động canh tác của người dân trong rừng, gần rừng, tránh nguy cơ gây cháy lan vào rừng; tăng cường các biện pháp phòng cháy như làm đường băng cản lửa, lắp biển cảnh báo, tuần tra, kiểm soát người ra vào rừng”, ông Nguyễn Xuân Sâm nhấn mạnh.

Ngoài ra, lực lượng kiểm lâm tăng cường bám nắm địa bàn; đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin cảnh báo cháy rừng tới nhân dân, tổ chức. Cập nhật tình hình dự báo cháy rừng đặc biệt hệ thống cảnh báo các điểm cháy; xác minh, ứng phó kịp thời khi có tình huống xảy ra; thực hiện bảo vệ rừng tại gốc, với phương châm “4 tại chỗ”…

Xem thêm
Nuôi 7.000 gà lấy trứng, nông dân lỗ gần 2 triệu đồng mỗi ngày

Giá trứng hiện quanh mốc 1.300 - 1.400 đồng/quả và theo dự đoán, sau dịp lễ 30/4 và 1/5, có thể tụt xuống 1.000 - 1.100 đồng/quả.

Nắng nóng gay gắt khiến cua nuôi chết rải rác

CÀ MAU Điều kiện khí hậu nắng nóng khắc nghiệt khiến tôm nuôi, cua nuôi bị chết rải rác, người nuôi lo lắng.

Về vùng nếp Quạ đen 200 ha dùng vôi bột diệt ốc bươu vàng

Sau 3 năm trở lại, tôi bất ngờ khi ông Đinh Văn Dự -Tổ trưởng Tổ khuyến nông xã Thắng Sơn báo tin 100% diện tích vụ mùa quê mình cấy nếp Quạ đen.

Krông Nô triển vọng thành điểm sáng nông nghiệp công nghệ cao

ĐẮK NÔNG Với đà phát triển như hiện nay, Krông Nô có triển vọng trở thành điểm sáng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Đắk Nông trong tương lai không xa.

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Biến lá khóm thành tơ sợi

TIỀN GIANG Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Quyền ở Tiền Giang thu gom 2 tấn lá khóm để sản xuất 15kg tơ sợi cung ứng cho các nhà máy đánh bông, dệt vải.

Xuất khẩu cá tra tăng vọt trước sức ép thuế quan

Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.