| Hotline: 0983.970.780

Cần tiếp tục theo dõi, đánh giá giống 'mít sầu riêng'

Thứ Tư 30/08/2023 , 15:28 (GMT+7)

Theo kết quả khảo sát ban đầu của Viện Cây ăn quả miền Nam, giống 'mít sầu riêng' chỉ có mùi thơm mạnh, chứ không có mùi sầu riêng.

Mít tố nữ hương sầu riêng trên thị trường. Ảnh: Viện Cây ăn quả miền Nam.

Mít tố nữ hương sầu riêng trên thị trường. Ảnh: Viện Cây ăn quả miền Nam.

Gần đây, trên thị trường xuất hiện thông tin giống mít tố nữ có hương sầu riêng ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ (còn gọi là mít sầu riêng). Qua tìm hiểu của TS Nguyễn Ngọc Thi (công tác tại Viện Cây ăn quả miền Nam) thì nguồn gốc của giống mít này từ Đài Loan, đây là giống du nhập chứ không phải do lai tạo.

Viện Cây ăn quả miền Nam đã thu quả khảo sát cùng với mít tố nữ địa phương (trồng phổ biến). Theo kết quả khảo sát, giống mít tố nữ hương sầu riêng như thông tin trên thị trường có một số đặc điểm như sau: Vỏ mỏng (7,6mm), khối lượng hạt trung bình nhỏ, cơm màu vàng, mềm dai trung bình, vị ngọt (độ brix 33%), mùi thơm mạnh nhưng không có hương thơm sầu riêng, tỷ lệ thịt quả thấp (chỉ đạt hơn 21%) và mỏng cơm (dày cơm đạt 3,16mm).

Kết quả khảo sát so sánh mít tố nữ hương sầu riêng và mít tố nữ địa phương. Ảnh: Viện Cây ăn quả miền Nam.

Kết quả khảo sát so sánh mít tố nữ hương sầu riêng và mít tố nữ địa phương. Ảnh: Viện Cây ăn quả miền Nam.

Cũng theo TS Nguyễn Ngọc Thi, đây là kết quả ghi nhận ban đầu do khảo sát quả của hai giống mít tố nữ gần cuối vụ, thêm vào đó, giống mít tố nữ có hương sầu riêng như thông tin trên thị trường ở vụ quả bói (sau 18 tháng ghép) nên cần có thời gian theo dõi, đánh giá và so sánh thêm về tính thích nghi, đặc điểm của giống này trong thời gian tới.

Cây mít (Artocarpus spp.) là cây ăn quả nhiệt đới được trồng phổ biến tại Việt Nam. Mít thuộc họ dâu tằm (Moraceae), chi Artocarpus. Theo Phạm Hoàng Hộ (1993), mít có 2 loài chính là mít ta (Artocarpus heterophyllus Lam.) và mít tố nữ [Artocarpus integer (Thumb.) Merr.].

Trong đó, nhóm mít ta có quả to, thường trên 3kg/quả, múi dính chặt vào cùi và không dễ tách khỏi vỏ khi quả chín, cơm thường ráo (ngoại trừ mít ướt), bao gồm các giống như mít dừa, mít nghệ, mít ướt…

Mít tố nữ được trồng phổ biến ở địa phương phía Nam. Ảnh: Viện Cây ăn quả miền Nam.

Mít tố nữ được trồng phổ biến ở địa phương phía Nam. Ảnh: Viện Cây ăn quả miền Nam.

Riêng mít tố nữ có quả nhỏ hơn mít ta (1 - 3kg/quả), múi thường dính vào cùi và dễ rời khỏi vỏ quả khi chín, cơm mềm, nhão, hơi dai, bao gồm một số giống như: Mít tố nữ, mít tố tây, mít tố nữ hạt lép hay mít Mã Lai hạt lép, mít ruột đỏ…. Nhóm mít tố nữ hiện nay chủ yếu tiêu thụ tươi trong nước do cơm mềm, vị ngọt, quả nhỏ và mùi rất thơm.

Nhóm mít tố nữ hiện trồng nhiều tại các tỉnh vùng Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước…) và rải rác tại các tỉnh vùng ĐBSCL (Bến Tre, Cần Thơ…).

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất