| Hotline: 0983.970.780

Cách trồng su su sai quả và an toàn

Thứ Ba 13/09/2016 , 09:02 (GMT+7)

Su su có thể trồng ở vụ ấm (miền núi) và vụ lạnh (đồng bằng). Vùng đồng bằng, su su có thể trồng vào đầu tháng 9 âm lịch để thu quả đến tháng 3 năm sau.

Hỏi: Tôi muốn trồng su su lấy quả để sử dụng trong gia đình. Xin cho biết cách trồng để cây sai quả và an toàn?

Trả lời: Su su có thể trồng ở vụ ấm (miền núi) và vụ lạnh (đồng bằng). Vùng đồng bằng, su su có thể trồng vào đầu tháng 9 âm lịch để thu quả đến tháng 3 năm sau.

Su su rất dễ trồng: Có thể trồng trong vườn hay ô đất thậm chí là trong hộp xốp to trên sân thượng. Song cần phải làm giàn bằng để lấy chỗ leo cho cây.

Giá thể trồng su su đòi hỏi phải giàu dinh dưỡng khoáng và chất hữu cơ mới đảm bảo cho năng suất cao và quả đạt chất lượng. Tốt nhất nên đảo phân chuồng mục hoặc hữu cơ vi sinh thay thế cùng đất, sỉ than và rơm mùn theo tỷ lệ: 2 phân: 4 đất: 1 sỉ than hoặc rơm mùn + 2-3kg NPK (5:10:3)/hốc/3 cây. Hố trồng su su đảm bảo kích thước rộng 0,8 - 1m, sâu 50 - 60cm và thoát nước tốt sau mưa.

Quả giống trước khi trồng được giâm vào cát ẩm cho lên mầm. Khi su su leo cần nương dây lên giàn và tuyệt đối không bấm ngọn như làm với bầu, bí, cần cho ngọn bò tự do và san đều trên giàn.

Để su su ít bị sâu bệnh hại người trồng cần đảm bảo giàn được thông thoáng không trồng quá dày làm giàn um tùm rậm rạp rệp muội rất dễ phát sinh gây hại. Mật độ trồng cần đảm bảo 12 - 15 cây/10m2 giàn.

Su su có đặc điểm rất sai quả khi được chăm sóc tốt và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Để quả có chất lượng cao khi ăn người trồng cần quan tâm đến lượng và loại phân khi thúc. Cần tập trung bón thúc cho cây vào các thời điểm cây leo giàn và sau các lần thu quả rộ. Cần sử dụng phân hữu cơ nếu có như nước giải, biogas hay phân hữu cơ vi sinh trộn cùng bùn ao hoặc đất bột phủ gốc. Xen kẽ là ngâm và tưới thúc phân hóa học NPK 13-13-13+TE để quả to, ngon.

Su su trồng thường hay bị rệp muội, ruồi đục quả tấn công, nấm sương mai gây hại. Để quả được an toàn nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học (hoạt chất Rotenon) để trừ rệp, làm bả dẫn dụ để diệt ruồi trưởng thành. Dùng thuốc gốc đồng (Boocdo 1%, Recide, Coc…) phun phòng bệnh sương mai vào những ngày mưa kéo dài hoặc sương ban đêm.


Hỏi: Tôi muốn nuôi gà bố mẹ nhưng không biết cách chọn, xin chuyên gia cho biết cách chọn gà giống 1 ngày tuổi?

Trả lời: Chọn mua gà con từ đàn bố mẹ rõ nguồn gốc, sạch bệnh: Mắt sáng, mỏ khép kín,nhanh nhẹn, chân bóng, đứng vững và đi lại bình thường, lông bông, màu lông đặc trưng của giống. Bụng thon, rốn kín. Khối lượng sơ sinh đảm bảo theo tiêu chuẩn giống.


Hỏi: Xin chuyên gia cho biết cách úm gà con?

Trả lời: Thường dùng quây úm gà bằng cót, cao 45 - 50cm, đảm bảo mật độ 15 - 25 con/m2. Quây được nới rộng dần theo tuổi của gà và nhiệt độ môi trường. Lồng úm: Lồng có kích thước 1x2x0,5m (để nuôi 50 - 75 con), đáy lồng cách mặt đất 0,5m làm bằng lưới sắt với kích thước lỗ 1,5x1,5cm hoặc phên tre, nứa…; khung gỗ, xung quanh đóng nẹp tre hoặc nẹp gỗ, có nắp đậy.

Sưởi ấm: Dùng chụp sưởi, bóng điện để sưởi ấm cho gà. Bật chụp sưởi hoặc bóng sưởi, đảm bảo nhiệt độ trong quây 31 - 33oC (trong tuần đầu).

Nước uống: Khi mới bắt gà về, cho gà uống nước sạch, ấm, bổ sung thêm Vitamin C, B1, đường Glucô trước khi cho gà ăn. Mỗi ngày thay nước 2 - 3 lần và phải rửa máng uống sạch sẽ.

Chất độn chuồng: Dùng trấu hoặc rơm rạ chặt ngắn phơi khô, sát trùng trước khi đưa vào quây.

Thức ăn: Nên cho gà ăn đúng loại thức ăn theo lứa tuổi của gà, ăn tự do cả ngày lẫn đêm, mỗi ngày cho ăn 4 - 6 lần, mỗi lần bổ sung thức ăn mới cần sàng thức ăn cũ để loại bỏ chất độn chuồng và phân lẫn vào thức ăn. Ưu tiên sử dụng các loại nguyên liệu thức ăn còn mới, hàm lượng dinh dưỡng cao.

Chiếu sáng: Cung cấp đầy đủ ánh sáng để gà đi lại ăn uống cả ngày lẫn đêm.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Sơn La sẽ tổng kết 10 năm đưa cây ăn quả lên đất dốc

Sơn La Sơn La dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc trong tháng 5/2025.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Lào Cai: Hỗ trợ hơn 10 tỷ đồng trồng 600 ha trồng rừng gỗ lớn

UBND tỉnh Lào Cai vừa phê duyệt dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất loài cây gỗ lớn khoảng 600 ha trên địa bàn huyện Bảo Thắng năm 2024 - 2025.