| Hotline: 0983.970.780

Cà phê Việt Nam nhập vào Trung Quốc: Lượng nhiều nhất, giá thấp nhất

Thứ Hai 07/09/2020 , 09:26 (GMT+7)

Chiếm tới 1/3 lượng cà phê nhập khẩu vào Trung Quốc, nhưng cà phê Việt Nam lại có giá thấp nhất trong những nước xuất khẩu cà phê vào thị trường này.

Cà phê Việt Nam xuất sang Trung Quốc chủ yếu là cà phê nhân Robusta. Ảnh: Century Coffee.

Cà phê Việt Nam xuất sang Trung Quốc chủ yếu là cà phê nhân Robusta. Ảnh: Century Coffee.

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu cà phê của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 30,2 nghìn tấn, trị giá 135,55 triệu USD, giảm 0,04% về lượng, nhưng tăng 13,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Trong 30,2 ngàn tấn nói trên, cà phê Việt Nam chiếm tới 1/3 với 10 ngàn tấn. Tuy nhiên, giá cà phê Việt Nam nhập vào Trung Quốc lại khá thấp, trung bình 1.574 USD/tấn, thấp hơn rất nhiều so với giá trung bình cà phê nhập vào Trung Quốc trong nửa đầu năm nay (4.480 USD/tấn), và đứng ở mức thấp nhất trong những nguồn cung cà phê cho Trung Quốc.

So với một số nước trong khu vực, giá cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc cũng thấp hơn rất nhiều. Cụ thể, giá trung bình cà phê Indonesia nhập vào Trung Quốc là 4.204 USD/tấn, Malaysia 9.811 USD/tấn.

Sở dĩ cà phê Việt Nam nhập vào Trung Quốc có giá thấp nhất là do xuất khẩu chủ yếu là cà phê Robusta dưới dạng thô (cà phê nhân), thường có giá thấp trên thị trường cà phê thế giới. Hiện tại, giá cà phê nhân xô ở Tây Nguyên đang ở mức hơn 33.000 đồng/kg

Xem thêm
Giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm

Kiên Giang Từ đầu tháng 4 cho đến nay, giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm, với mức giảm từ 10.000 - 30.000 đồng/kg.

Gian lận bảo hiểm thất nghiệp người lao động sẽ gặp rắc rối lớn

Nhiều lao động cố tình gian lận để hưởng trợ cấp thất nghiệp đang đối mặt nguy cơ bị thu hồi tiền, xử phạt hành chính và mất toàn bộ quyền lợi bảo hiểm.

Chủ tịch TH đề xuất 3 trụ cột phát huy vai trò hợp tác công- tư

Bà Thái Hương là một trong các doanh nhân tiêu biểu được cùng các lãnh đạo cấp cao phân tích tầm nhìn chiến lược sâu sắc, toàn diện về hợp tác công - tư.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.