| Hotline: 0983.970.780

Bình Thuận trồng rừng tập trung hơn 1.800 ha

Thứ Năm 19/10/2023 , 08:45 (GMT+7)

Trong 9 tháng đầu năm 2023, tỉnh Bình Thuận đã trồng 60 ha rừng đặc dụng, phòng hộ và 1.764 ha rừng sản xuất.

Cây giống phục vụ trồng rừng. Ảnh: KS.

Cây giống phục vụ trồng rừng. Ảnh: KS.

Theo Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận, trong công tác sử dụng và phát triển rừng, Chi cục đã kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trực thuộc, các Ban Quản lý rừng phòng hộ, Khu bảo tồn thiên nhiên, các Công ty Lâm nghiệp tích cực chuẩn bị đất, cây giống, hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán để triển khai trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, trồng cây phân tán khi vào mùa vụ.

Theo đó, trong năm 2023, tỉnh Bình Thuận đưa ra chỉ tiêu trồng rừng tập trung khoảng 2.350 ha; diện tích rừng trồng được chăm sóc 12.500 ha; trồng cây phân tán 420 ha và khoán bảo vệ rừng 134.000 ha.

Kết quả, 9 tháng đầu năm, các đơn vị đã chuẩn bị cây giống lâm nghiệp các loại hơn 3,8 triệu cây và trồng rừng tập trung khoảng 1.824 ha. Trong đó, 60 ha rừng đặc dụng, phòng hộ và 1.764 ha rừng sản xuất. Diện tích rừng trồng đưa vào chăm sóc khoảng 12.314/12.500 ha.

Diện tích rừng được khoán bảo vệ thực hiện chuyển tiếp gần 133.000 ha, đạt 98,95% kế hoạch năm. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh khai thác gần 700 ha rừng trồng.

Để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả, ông Lê Thanh Sơn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, Sở đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, các đơn vị quản lý bảo vệ rừng, công ty lâm nghiệp tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng đốt phá rừng, khai thác rừng trái phép. Đồng thời phối hợp với các ngành, địa phương thường xuyên thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và xử lý những vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Theo ông Lê Thanh Sơn, những năm qua, phong trào trồng cây, trồng rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã có bước phát triển, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao thu nhập cho người dân. Trong năm 2023, cùng với việc tập trung quản lý bảo vệ rừng, Sở đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm và các Ban quản lý rừng, công ty lâm nghiệp thực hiện trồng, chăm sóc, phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng rừng đề ra.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.