| Hotline: 0983.970.780

Bến Tre: Sôi nổi kinh tế hợp tác ở Thạnh Phú

Thứ Tư 05/04/2023 , 17:21 (GMT+7)

Năm 2023, Thạnh Phú mục tiêu thành lập mới 4 HTX và Liên hiệp HTX Dừa hữu cơ, phấn đấu 60% HTX hoạt động xếp loại tốt, khá trở lên...

Ảnh 5575: Tổ hợp tác nuôi tôm càng xanh toàn đực tại ấp Thạnh Mỹ, xã Mỹ An hoạt động hiệu quả. (Ảnh: Minh Mừng)

Tổ hợp tác nuôi tôm càng xanh toàn đực tại ấp Thạnh Mỹ, xã Mỹ An (huyện Thạnh Phú) hoạt động hiệu quả. Ảnh: Minh Mừng.

Toàn huyện Thạnh Phú (Bến Tre) hiện có 20 HTX được đăng ký với hơn 2.900 thành viên, trong đó có 17 HTX đang hoạt động. Riêng năm 2022, huyện thành lập mới HTX Nông nghiệp Hòa Lợi, HTX Nông nghiệp An Thuận, HTX Đầu tư Phát triển chợ Việt Nam và thành lập mới 06 tổ hợp tác (nuôi tôm công nghệ cao, tôm - lúa, xã An Nhơn; nuôi tôm càng xanh ấp An Huề, xã An Quy; trồng lúa, nuôi bò xã An Thạnh; mai vàng, xã Hòa Lợi). Doanh thu bình quân năm 2022 ước khoảng 305 triệu đồng/HTX và 35 triệu đồng/tổ hợp tác.

Số lao động làm việc thường xuyên bình quân trong các HTX của huyện năm 2022 là hơn 240 người/HTX, trong đó lao động là thành viên HTX là 126 người/HTX, bình quân thu nhập từ 4 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Ảnh 5578: Trong năm 2023, huyện Thạnh Phú sẽ thành lập Liên hiệp HTX Dừa hữu cơ. (Ảnh: Minh Mừng)

Năm 2023, huyện Thạnh Phú sẽ thành lập Liên hiệp HTX Dừa hữu cơ. Ảnh: Minh Mừng.

Ngoài việc thành lập mới các HTX, năm 2022, huyện tập trung chuẩn bị các bước để thành lập HTX Nuôi tôm công nghệ cao, Liên hiệp HTX Dừa hữu cơ...

Hiện nay, nhiều HTX trong huyện có mô hình hoạt động hiệu quả theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao. Tiêu biểu như HTX Nông nghiệp Thới Thạnh, HTX Dừa Phú Nông áp dụng công nghệ khoa học trong sản xuất, chế biến các sản phẩm từ dừa theo chuỗi giá trị; HTX Lúa - tôm Thạnh Phú chế biến sản phẩm gạo sạch, nhãn hiệu xây dựng sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị; HTX Dịch vụ nông nghiệp Thạnh Phong xây dựng nhãn hiệu, sản phẩm OCOP từ cây xoài (xoài sấy, nước ép xoài, mức xoài…), đang xin đề nghị chỉ dẫn địa lý.

Ảnh 5577: Mô hình trồng rau màu của HTX nông nghiệp Bình Thạnh, xã Bình Thạnh. (Ảnh: Minh Mừng)

Mô hình trồng rau màu của HTX Nông nghiệp Bình Thạnh, xã Bình Thạnh. Ảnh: Minh Mừng.

Đối với hoạt động của 168 tổ hợp tác tại huyện, tập trung vào các ngành nghề nông nghiệp như nuôi bò, nuôi dê, gà, thủy sản, lúa, màu, dừa; lĩnh vực phi nông nghiệp như bó chổi, kết cườm, se nhang, may gia công... Nhìn chung, các tổ hợp tác hoạt động ổn định, nhưng hiệu quả mang lại chưa cao do đa phần còn hoạt động sản xuất mang tính cá nhân, hộ gia đình...

Năm 2023, huyện đề ra mục tiêu thành lập mới 4 HTX và Liên hiệp HTX Dừa hữu cơ; phấn đấu có 60% HTX hoạt động xếp loại tốt, khá trở lên; thành lập mới ít nhất 10 tổ hợp tác; phát triển mới ít nhất 2 sản phẩm OCOP trong HTX/tổ hợp tác; mỗi xã, thị trấn có ít nhất 1 tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.