| Hotline: 0983.970.780

Bảo tồn giống cá tràu tiến vua, cá rô Tổng Trường

Thứ Tư 17/06/2009 , 10:54 (GMT+7)

Cùng với giống cá tràu tiến vua (cá trèo đồi), cá rô Tổng Trường là thuỷ đặc sản quý hiếm phân bố ở các hang động, ruộng trũng, hệ sinh thái đất ngập nước vùng Hoa Lư (Ninh Bình).

“Khi đi nhớ mẹ cùng cô, khi về lại nhớ cá rô Tổng Trường”. Cùng với giống cá tràu tiến vua (cá trèo đồi), cá rô Tổng Trường là thuỷ đặc sản quý hiếm phân bố ở các hang động, ruộng trũng, hệ sinh thái đất ngập nước vùng Hoa Lư (Ninh Bình).

Cá rô Tổng Trường có hình thái giống cá rô đồng song do sống lâu năm ở vùng đầm lầy, hang động Hoa Lư nên có một số biến dị. Hiện nay 2 loài cá này đang có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá mức. Nhằm góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, thuần hoá thành đối tượng nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế;Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1 đã thực hiện đề tài bảo tồn và phát triển 2 loài cá này.

Theo Th.S Ngô Sỹ Vân, Chủ nhiệm đề tài, trước những năm 1990, sản lượng khai thác cá tràu tự nhiên ở Hoa Lư khoảng 600 kg/năm, năm 2005, 2006 chỉ từ 50 - 100 kg/năm, năm 2007 chỉ được 20 - 40 kg. Ông Nguyễn Hữu Chuốc, xã Ninh Hải (Hoa Lư) cho biết: Cách đây vài năm, mỗi lần đi câu từ sáng sớm đến trưa, ông đã thu được chậu đầy cá tràu khoảng 6 - 7 kg, trong đó có con nặng 0,5 kg. Bây giờ thì rất hiếm, có khi câu cả ngày may mắn chỉ được 1 - 2 con.

Để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, trong năm 2007, 2008 Viện Nghiên cứu NTTS 1 phối hợp với Chi cục Thuỷ sản Ninh Bình đã chuyển hơn 1.000 cá tràu giống (120 - 200g/con) cho các hộ nuôi bổ sung, đồng thời thả 3.000 cá tràu, 500 cá rô Tổng Trường vào các đầm tự nhiên trong tỉnh. Sau một năm kiểm tra, cá tràu sinh trưởng và phát triển tốt, đạt trung bình 325g/con.

Bởi theo ông, đây là loài cá “thánh” rất hiếm và đắt, thịt thơm ngon, chỉ những người chịu khó mới câu được. Đem về cũng chỉ nuôi làm cảnh chứ không dám ăn. Hiện nay các xã Trường Yên, Ninh Hải đã có hơn 10 hộ tham gia nuôi cá tràu; tiêu biểu là gia đình ông Nguyễn Công Thanh nuôi hơn 100 con, ông Trần Quốc Hưng nuôi 200 con…

Nhóm tham gia đề tài đã thu mua 200 con cá tràu tiến vua, 500 cá rô Tổng Trường ở Hoa Lư về nuôi vỗ tại Viện Nghiên cứu NTTS 1. Th.S Ngô Sỹ Vân cho biết, cá tràu bố mẹ thành thục vào đầu tháng 4, mùa vụ sinh sản tập trung từ tháng 5, 6 và tái phát dục vào tháng 7,8. Cá rô Tổng Trường là loài dễ cho sinh sản nhân tạo, đề tài đã cho 337 con đẻ, tỷ lệ cá đẻ đạt trung bình 85%, thụ tinh đạt 74,5%, tổng số cá bột thu 324 vạn con…Hiện đề tài đang hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo, nuôi thương phẩm và chuyển giao công nghệ cho các hộ nuôi ở Ninh Bình.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.