| Hotline: 0983.970.780

Bắc Kạn cạn thuốc sát trùng phòng dịch

Chủ Nhật 20/08/2023 , 14:58 (GMT+7)

Nếu không có giải pháp kịp thời, trong những tháng tới tỉnh Bắc Kạn sẽ cạn thuốc sát trùng, khử khuẩn phục vụ nhu cầu phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Huyện Na Rì, Bắc Kạn sắp hết thuốc sát trùng phun sát trùng khử khuẩn trong khi trên địa bàn đang xảy ra dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Ngọc Tú. 

Huyện Na Rì, Bắc Kạn sắp hết thuốc sát trùng phun sát trùng khử khuẩn trong khi trên địa bàn đang xảy ra dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Ngọc Tú. 

Tại huyện Na Rì, nơi đang có dịch tả lợn Châu Phi, toàn huyện chỉ còn 248 lít thuốc sát trùng, số lượng thuốc này chỉ đủ dùng phun khử khuẩn trong 2 tuần tới. Trong trường hợp dịch lan rộng ra các xã gần vùng dịch, nhu cầu lớn hơn, lượng thuốc sát trùng có thể cạn kiệt ngay lập tức.

Ông Lương Thanh Lộc, Phó Chủ tịch UBND huyện Na Rì cho biết, huyện chỉ có thể phun khử khuẩn ở vùng có dịch, không phun những vùng lân cận bị dịch uy hiếp nếu không sẽ hết thuốc. Để đảm bảo phòng, chống dịch, trong thời gian tới nhu cầu của huyện cần từ 1.000 - 1.500 lít hóa chất. Địa phương không có kinh phí mua hóa chất nên đã đề nghị tỉnh hỗ trợ.

Tương tự, huyện Pác Nặm cũng đang có dịch tả lợn Châu Phi, nhưng đến nay chỉ còn dưới 200 lít hóa chất. Số thuốc này chỉ đủ dùng trong thời gian ngắn, sắp tới nếu không được bổ sung cũng sẽ hết.

"Hiện, huyện Pác Nặm đang phải dùng hết sức tiết kiệm, về lâu dài cần bổ sung thuốc, trong trường hợp nhu cầu sử dụng tăng cao sẽ khó xử lý, không đảm bảo phòng, chống dịch", ông Ma Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Pác Nặm nhận định.

Trong khi hai huyện Pác Nặm, Na Rì đang có dịch sắp hết thuốc sát khuẩn thì các địa phương khác trong tỉnh nguồn dự trữ cũng không còn nhiều.

Ông Đỗ Xuân Việt, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Bắc Kạn cho biết, hiện toàn tỉnh chỉ còn hơn 1.000 lít thuốc sát trùng để phun khử khuẩn. Số hóa chất này đã phân hết về các huyện, thành phố, nếu dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục lây lan hoặc phát sinh thêm các bệnh khác trên đàn vật nuôi khiến nhu cầu sử dụng tăng trong thời gian tới, tỉnh sẽ cạn kiệt thuốc.

"Lượng thuốc này chủ yếu từ năm 2021 chuyển sang, năm 2022 tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức đấu thầu mua thuốc sát trùng và một số loại vacxin tiêm phòng khác nhưng không có doanh nghiệp dự thầu dẫn tới phải hủy thầu. Đến thời điểm này của năm 2023, toàn tỉnh cũng chưa mua được thuốc sát trùng để phun khử khuẩn", ông Đỗ Xuân Việt thông tin thêm.

Do năm 2022 không có doanh nghiệp dự thầu vacxin và thuốc sát trùng nên hiện tỉnh Bắc Kạn thiếu thuốc sát khuẩn phun khử trùng gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch. Ảnh: Ngọc Tú. 

Do năm 2022 không có doanh nghiệp dự thầu vacxin và thuốc sát trùng nên hiện tỉnh Bắc Kạn thiếu thuốc sát khuẩn phun khử trùng gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch. Ảnh: Ngọc Tú. 

Với số lượng thuốc chỉ còn hơn 1.000 lít, trước mắt tỉnh Bắc Kạn chỉ có thể điều chuyển thuốc sát trùng từ huyện chưa có dịch sang vùng có dịch để giải quyết tình thế cấp bách. Tuy nhiên, số lượng điều chuyển không được nhiều vì các huyện cũng cần để lại một phần dự phòng.

Trong khi chưa mua được thuốc, năm 2022 tỉnh Bắc Kạn đã được Bộ NN-PTNT xuất hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ 10.000 lít hóa chất sát trùng Han - Iodine 10%. Toàn bộ số hóa chất sát trùng này đã được phân về các huyện, thành phố, từ đầu năm các địa phương đã sử dụng hết để phun khử khuẩn. Số thuốc các huyện đang sử dụng và dự trữ là còn dư lại từ năm 2021.

Trước thực trạng có thể cạn kiệt thuốc, ông Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn đã yêu cầu Sở NN-PTNT nhanh chóng tham mưu để tỉnh đề xuất trung ương hỗ trợ từ nguồn dự trữ quốc gia. Ngoài ra, các sở, ngành liên quan cần làm rõ nguyên nhân vì sao chưa đấu thầu mua được thuốc sát trùng và một số loại vacxin, từ đó có giải pháp để tổ chức đấu thầu mua sắm ngay trong thời gian tới.

Thời điểm này, tại Bắc Kạn thời tiết mưa ẩm kéo dài, đây là điều kiện thuận lợi để nguồn gây bệnh trên đàn vật nuôi phát triển. Thực tế, nhiều năm qua cho thấy, đây là thời gian thường xuyên xảy ra bệnh dịch trên đàn vật nuôi. Do đó, việc bổ sung thuốc sát trùng để phòng dịch là rất quan trọng. Ngoài ra, tỉnh Bắc Kạn cũng cần có phương án dự phòng trong trường hợp dịch trên đàn vật nuôi lan rộng.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất