| Hotline: 0983.970.780

Xen canh bồn bồn trong vuông tôm

Thứ Tư 13/03/2019 , 14:01 (GMT+7)

Những năm gần đây, người dân ở huyện Cái Nước (Cà Mau) có cuộc sống ổn định nhờ trồng cây bồn bồn. Đây là loài rau đặc sản, dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao và được người tiêu dùng ưa chuộng.

10-50-04_1_nguoi_dn_di_phuong_thu_hoch_bon_bon
Thu hoạch bồn bồn

Xã Tân Hưng Đông có trên 50 ha trồng bồn bồn, tiêu thụ rất ổn định. Bồn bồn tươi có giá dao động từ 30.000 – 35.000 đ/kg. Bồn bồn dưa ở mức 45.000 – 50.000 đ/kg. Theo người dân địa phương, bồn bồn rất dễ ăn, được chế biến thành nhiều món khác nhau như dưa bồn bồn, bồn bồn nấu chua; bồn bồn xào tôm, làm gỏi… thậm chí có thể ăn sống như một loại rau thông dụng. Đặc biệt, cây bồn bồn được trồng tự nhiên, không sử dụng thuốc trừ sâu nên người tiêu dùng rất ưa chuộng.  

Anh Nguyễn Phi Hùng, ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông phấn khởi: “Từ khi cây bồn bồn Cái Nước được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Công thương chứng nhận nhãn hiệu tập thể thì những sản phẩm được chế biến từ bồn bồn được nhiều du khách chọn mua làm quà biếu. Nhờ đó, mà thu nhập của người dân địa phương rất ổn định, đời sống được cải thiện”.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ việc trồng bồn bồn, người dân ở ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông đã tận dụng đất ở vuông tôm để trồng bồn bồn. Mô hình này đã mang lại hiệu quả tích cực. Một mặt, vừa tăng thu nhập ổn định, vừa tạo bóng mát và thức ăn cho tôm nuôi. Nhiều hộ có đất rộng từ 2 – 3 ha xen canh bồn bồn, cho thu nhập từ 70 – 120 triệu đồng/năm (chưa tính lợi ích từ tôm nuôi). Những hộ có đất ít hơn, cũng có thu nhập khoảng 30 triệu đồng/năm từ xen canh bồn bồn.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Cái Nước, bồn bồn là thương hiệu nổi tiếng của địa phương. Đáng chú ý là sản phẩm dưa bồn bồn – món ăn dân dã nhưng mang đậm vị quê hương. Lượng tiêu thụ mặt hàng này hằng năm rất cao. Có thể nói, thương hiệu bồn bồn Cái Nước đã có chỗ đứng trên thị trường…

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Thú y Hải Phòng sau sáp nhập: [Bài cuối] Cơ hội vàng kiện toàn hệ thống thú y

HẢI PHÒNG Việc sáp nhập đã mang đến cho Hải Phòng cơ hội để thực hiện những giải pháp đột phá, kiện toàn hệ thống thú y và chuỗi giá trị chăn nuôi an toàn, bền vững

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

'Cánh đồng công nghệ' - lời giải cho bài toán tăng trưởng xanh

HẢI PHÒNG Mô hình trồng lúa công nghệ cao được triển khai tại Hải Phòng là phép thử cho tư duy sản xuất mới, hướng tới nền nông nghiệp giảm phát thải, hiệu quả và bền vững.

Kiểm ngư Vùng 5: Không có vùng xám trong chống khai thác IUU

Lực lượng Kiểm ngư Vùng 5 quyết liệt tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, khẳng định không có ngoại lệ, không có vùng xám trong chống khai thác IUU.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất