| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng làng hoa Sa Đéc trở thành làng văn hóa du lịch ấn tượng

Chủ Nhật 19/07/2020 , 15:16 (GMT+7)

UBND TP Sa Đéc, Đồng Tháp vừa làm việc với Trung tâm Phát triển nông thôn- Saemaul Undong, Đại học KHXH-NV TP.HCM thông qua đề án Làng văn hóa du lịch Sa Đéc.

Với định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, đề án Làng văn hóa du lịch Sa Đéc được xây dựng với dấu ấn đặc trưng riêng của địa phương trên diện tích khoảng 510 ha, vùng lõi thuộc phường Tân Quy Đông làm tiền đề lan tỏa ra các vùng lân cận.

Đơn vị tư vấn trình bày đề án với các ngành và lãnh đạo thành phố Sa Đéc

Đơn vị tư vấn trình bày đề án với các ngành và lãnh đạo thành phố Sa Đéc

Bốn thành tố cốt lõi để xây dựng làng văn hóa du lịch Sa Đéc chính là sự kết hợp giữa nhà nước, nhà dân, nhà đầu tư và nhà khoa học. Theo đó, trong làng văn hóa du lịch sẽ được quy hoạch thành các khu vực đặc trưng riêng như: khu nhà điều hành làng văn hóa; khu trưng bày sản phẩm OCOP của địa phương; khu nhà tiêu bản các giống hoa; khu trải nghiệm ẩm thực các món dân gian từ bột và mắm; khu tổ chức lễ hội truyền thống; khu bungalo nghỉ dưỡng; khu spa, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp từ chiếc xuất hoa; khu nhà trồng hoa thủy canh; khu chế biến chiếc xuất tinh dầu hoa; bãi đậu xe…

Đồng thời phục chế vườn hồng Tư Tôn; xây dựng khu trung tâm thương mại hoa kiểng Đồng Tháp; khai thác giá trị của các cây cầu bằng cách thiết kế mỗi cây cầu mang tên các doanh nhân, nhân vật nổi tiếng gắn với vùng đất Sa Đéc…

Những năm qua, làng hoa Sa Đéc luôn là điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách trong và ngoài nước.

Những năm qua, làng hoa Sa Đéc luôn là điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách trong và ngoài nước.

Về cơ cấu tổ chức, sẽ có ban quản lý làng du lịch gồm: ban quản lý, ban giám sát, ban thư ký, ban vận hành, ban tài chính và ban kinh doanh tiếp thị, đồng thời xây dựng bộ quy tắc ứng xử riêng trong làng văn hóa.

Mục đích chính của đề án là tạo điểm nhấn, quảng bá các giá trị truyền thống của địa phương và làng nghề, tạo liên kết tour kích thích du lịch Đồng Tháp phát triển, Qua đó, nâng cao thu nhập, mức sống cho người dân, tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp từ du lịch, phát triển các giá trị văn hóa và làng nghề tại địa phương gắn với việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện đề án này là gần 600 tỷ đồng.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Tuyên truyền rộng rãi ‘5 không’ phòng bệnh dại trên chó mèo

VĨNH LONG Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người nuôi, đồng thời hướng đến xây dựng vùng an toàn bệnh dại trên chó, mèo.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.