| Hotline: 0983.970.780

Xác định chân đê và đảm bảo an toàn đê điều

Thứ Ba 11/12/2012 , 09:44 (GMT+7)

Chân đê được xác định như thế nào? Các hành vi bị nghiêm cấm để đảm bảo an toàn cho đê điều?

* Chân đê được xác định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 12 Điều 3 của Luật Đê điều năm 2006, chân đê được xác định như sau:

- Chân đê đối với đê đất là vị trí giao nhau giữa mái đê hoặc mái cơ đê với mặt đất tự nhiên được xác định tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê.

- Chân đê đối với đê có kết cấu bằng bê tông hoặc vật liệu khác là vị trí xây đúc ngoài cùng của móng công trình.

* Các hành vi bị nghiêm cấm để đảm bảo an toàn cho đê điều?

Trả lời:


Theo quy định tại Điều 7 Luật Đê điều năm 2006, các hành vi bị nghiêm cấm để đảm bảo an toàn cho đê điều gồm có :

1. Phá hoại đê điều.

2. Nổ, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.

3. Vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều.

4. Vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều.

5. Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.

6. Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa.

7. Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trên đê, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.

8. Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.

9. Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê, trừ trường hợp khai thác cây chắn sóng trong hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và phải theo sự hướng dẫn của cơ quan nhà nước quản lý đê điều ở địa phương.

10. Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác; đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều và các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ.

11. Sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều.

Xem thêm
Triển khai chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn

SƠN LA Thực tế đã có nhiều mô hình làng nghề kết hợp du lịch ở Sơn La phát huy hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế lớn cho người dân nông thôn.

Từ người nông dân đa nghề đến 'hạt nhân' nông thôn mới ở Mường Cơi

Sơn La Ông Nguyễn Đức Cường, Bí thư kiêm Trưởng bản Nghĩa Hưng, là một trong những hạt nhân tiêu biểu về phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới ở Mường Cơi.

Quảng Ngãi phấn đấu có thêm 70 sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi phấn đấu năm 2025 có thêm 70 sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 5 sao, đồng thời tiếp tục nâng cao năng lực cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh.