| Hotline: 0983.970.780

Vườn quốc gia Tà Đùng phấn đấu trồng 15.000 cây xanh

Thứ Hai 19/05/2025 , 21:02 (GMT+7)

Đắk Nông Hưởng ứng lễ phát động trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, Vườn quốc gia Tà Đùng trồng 500 cây xanh, đặt mục tiêu trồng 15.000 cây trong năm 2025.

Ngày 19/5, Ban Quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng phối hợp với chính quyền xã Đắk Som, huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông) và người dân vùng đệm tổ chức trồng 500 cây xanh dọc tuyến Quốc lộ 28.

Ông Khương Thanh Long, Giám đốc Vườn quốc gia Tà Đùng cho biết, đơn vị đặt mục tiêu trồng thêm 15.000 cây xanh trong năm 2025. Ảnh: Khải Hoàn.

Ông Khương Thanh Long, Giám đốc Vườn quốc gia Tà Đùng cho biết, đơn vị đặt mục tiêu trồng thêm 15.000 cây xanh trong năm 2025. Ảnh: Khải Hoàn.

Ông Khương Thanh Long, Giám đốc Vườn quốc gia Tà Đùng cho biết, đơn vị đặt mục tiêu trồng thêm 15.000 cây xanh trong năm 2025, góp phần cải thiện môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai và xây dựng cảnh quan xanh – sạch – đẹp.

“Năm 2024, Vườn quốc gia Tà Đùng đã phối hợp các đơn vị giáp ranh và người dân vùng đệm trồng hơn 20.000 cây. Người dân rất phấn khởi và tích cực hưởng ứng các hoạt động này”, ông Long chia sẻ.

Cùng ngày, Vườn quốc gia Tà Đùng cũng tổng kết 5 năm thực hiện phương án khoán quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2021–2025 và định hướng cho giai đoạn 2026–2030.

Hiện đơn vị đang giao khoán bảo vệ rừng cho 148 hộ dân, chia thành 14 tổ, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đắk Glong và huyện Đam Rông (Lâm Đồng).

Sau lễ phát động ông Khương Thanh Long, Giám đốc Vườn quốc gia Tà Đùng xuống trồng cây gây rừng cùng các đại biểu khách mời và các lực lượng. Ảnh: Khải Hoàn. 

Sau lễ phát động ông Khương Thanh Long, Giám đốc Vườn quốc gia Tà Đùng xuống trồng cây gây rừng cùng các đại biểu khách mời và các lực lượng. Ảnh: Khải Hoàn

Từ năm 2021 đến nay, các tổ nhận khoán đã phối hợp thực hiện 4.822 lượt tuần tra rừng với hơn 20.800 lượt người tham gia; xử lý 13 vụ vi phạm hành chính và tháo gỡ 1.385 bẫy thú. Ban Quản lý cho biết sẽ tiếp tục phát huy tinh thần tự nguyện và vai trò của người dân trong công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xem thêm
Người nuôi heo có lời nhưng vẫn dè dặt tái đàn

ĐBSCL Giá heo hơi tại ĐBSCL tăng mạnh, giúp nhiều hộ nuôi có lãi khá, tuy nhiên, lo ngại dịch bệnh và chi phí cao khiến nhiều người không dám mạnh dạn tái đàn.

Chuyện thú y cơ sở: [Bài 1] Điểm tựa cho người chăn nuôi

QUẢNG BÌNH Trong 10 năm qua, lực lượng thú y cơ sở Quảng Bình đã trải qua giải thể rồi tái lập, để lại dấu ấn trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi

40.000ha lúa xuân Nghệ An gieo cấy trước lịch 15 ngày, có nơi trước 30 ngày

Gần 3.000ha lúa xuân ở Nghệ An bị lép hạt, bước đầu đánh giá có nguyên nhân do thời tiết, gieo cấy trước khung thời vụ, sử dụng giống lúa trôi nổi.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Nuôi biển tiên tiến - xu hướng tất yếu: [Bài 1] Tiến ra vùng biển hở

Nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, tiến ra biển xa là xu hướng tất yếu khi vùng ven bờ đã tồn tại một số bất cập.