| Hotline: 0983.970.780

Vĩnh Long: Tài đàn lợn gặp nhiều khó khăn

Chủ Nhật 24/01/2021 , 14:55 (GMT+7)

Việc tái đàn lợn trong tỉnh còn diễn biến chậm do người nuôi lo ngại tái dịch, nguồn cung cấp giống hạn chế và giá lợn giống quá cao.

Mới đây, UBND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) giai đoạn 2020-2025 với tổng kinh phí thực hiện 90,446 tỷ đồng.

Với kế hoạch trên, Vĩnh Long phấn đấu trên 90% số xã, phường, thị trấn không có bệnh DTLCP trong năm 2021, trên 95% số xã, phường, thị trấn không có bệnh DTLCP trong 2 năm tiếp theo... Trong quá trình thực hiện, phấn đấu có 100% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn, 90% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và 80% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ áp dụng các biện pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

Công tác tái đàn lợn vẫn rất khó khăn do nguồn giống khan hiếm, người dân cạn vốn đầu tư. Ảnh: MĐ

Công tác tái đàn lợn vẫn rất khó khăn do nguồn giống khan hiếm, người dân cạn vốn đầu tư. Ảnh:

Theo ông Trần Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, toàn tỉnh hiện có 177 trang trại nuôi lợn và tổng đàn khoảng 232.000 con. Năm 2020, toàn tỉnh đã xử lý, khống chế 12 ổ DTLCP. 

Hiện việc tái đàn lợn trong tỉnh còn diễn biến chậm do người nuôi lo ngại tái dịch, nguồn cung cấp giống hạn chế và giá lợn giống quá cao. Cụ thể trong năm 2020, chỉ có 453 cơ sở tái đàn với gần 26.000 con. Trong đó, trang trại nuôi lợn có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) có 14 lượt trang trại tái đàn với số lượng trên 14 nghìn con, 439 hộ chăn nuôi tái đàn với trên 11 nghìn con.

Trừ các trang trại FDI, những cơ sở lớn có điều kiện chăn nuôi tốt nên việc tái đàn thuận lợi, các cơ sở, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tái đàn rất khó khăn do không còn khả năng tái đầu tư sau thiệt hại do dịch. Cùng với đó, nguồn cung cấp con giống rất hạn chế, giá cao do số lượng lợn nái giảm mạnh sau dịch.

Bà Văn Thuý Nhi, hộ nuôi lợn ở ấp Kinh, xã Trung Ngãi, huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) cho biết, gia đình đang nuôi 2 nái để bán lợn con. Bà Nhi cho hay, nhiều hộ nuôi lợn bị thiệt hại do dịch bệnh hiện đã không nuôi trở lại. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tái đàn cũng ái ngại vào đàn lợn thịt mới do chi phí đầu tư lớn, rủi ro cao. Hiện chi phí lợn giống rất cao, theo tính toán nếu giá lợn thịt không đạt 60.000 đồng/kg thì coi như lỗ... 

Xem thêm
Chống dịch tả lợn Châu Phi: Chính sách đã đủ, chỉ thiếu sự quyết liệt

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến khẳng định, tại Hội nghị Phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và công tác kiểm soát giết mổ động vật sáng 23/7.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất