| Hotline: 0983.970.780

Vĩnh Long chi 371 tỷ đồng thực hiện chương trình khuyến nông

Thứ Ba 04/05/2021 , 09:07 (GMT+7)

UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Quyết định số 944/QĐ-UBND về việc thực hiện Chương trình khuyến nông giai đoạn 2021-2025 với tổng kinh phí thực hiện hơn 371 tỷ đồng.

Chương trình nhằm thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, các mô hình sản xuất có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp mới.

Bên cạnh đó, chương trình được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề vững chắc thực hiện thành công “Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 -2025, tầm nhìn đến năm 2035” theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Ngoài ra, chương trình còn nhằm góp phần để đạt mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp mới bình quân năm giai đoạn 2021 - 2025 từ 2-2,5%.

Chương trình sẽ chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho các tổ chức sản xuất, hộ dân ở Vĩnh Long. Ảnh: Minh Đảm.

Chương trình sẽ chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho các tổ chức sản xuất, hộ dân ở Vĩnh Long. Ảnh: Minh Đảm.

Nhóm đối tượng được tiếp cận chương trình chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất có hiệu quả, công nghệ trong nông nghiệp bao gồm chủ trang trại sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Theo đó, Vĩnh Long phấn đấu hàng năm xây dựng từ 55-70 mô hình chuyển giao công nghệ thâm canh các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo hướng GAP. Mục tiêu kỳ vọng có trên 20-30 điểm mô hình ứng dụng công nghệ cao, hiệu quả kinh tế các mô hình tăng ít nhất 10% so với sản xuất đại trà để nông dân học tập và làm theo.

Cùng với đó, chương trình sẽ tổ chức 3-4 lớp tập huấn nâng cao trình độ, năng lực cho những người làm cộng tác viên khuyến nông cơ sở và nông dân chủ chốt, 7-10 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 175-200 nông dân được huấn luyện tay nghề theo phương pháp lớp học hiện trường gắn với mô hình trình diễn và 5-7 diễn đàn khuyến nông địa phương và khu vực. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2025 xây dựng ít nhất từ 30-40 câu lạc bộ khuyến nông kiểu mới tại các xã/phường/thị trấn có hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Xem thêm
Ngan sao Đầm Hà: Sản phẩm OCOP tiềm năng

Ngan sao Đầm Hà là giống vật nuôi bản địa được nhân rộng theo chuỗi liên kết, mở ra hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi địa phương.

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, phòng chống dịch gặp khó khăn

QUẢNG TRỊ Nhân lực mỏng, kinh phí eo hẹp, sự thiếu ý thức của một bộ phận người chăn nuôi khiến cuộc chiến phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi tại Quảng Trị gặp khó khăn.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất