| Hotline: 0983.970.780

Tuy khó khăn nhưng ngành nông nghiệp Đồng Tháp tăng trưởng 3,14%

Thứ Sáu 04/02/2022 , 06:32 (GMT+7)

Đồng Tháp Năm 2021 đầy khó khăn nhưng nông nghiệp Đồng Tháp gặt hái nhiều thành công nhờ triển khai các mô hình hay và hiện đại góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Điểm nhấn trong sản xuất nông nghiệp năm qua là các mô hình sản xuất lúa gạo, trong đó có mô hình cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiệm nước...Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Điểm nhấn trong sản xuất nông nghiệp năm qua là các mô hình sản xuất lúa gạo, trong đó có mô hình cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiệm nước...Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Phước Thiện, Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, năm 2021 mặc dù ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp chịu nhiều tác động bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 3,14%, tiếp tục là trụ đỡ nền kinh tế và đóng góp rất lớn vào tăng trưởng chung của tỉnh trong năm qua.

Điểm nhấn trong sản xuất nông nghiệp năm qua là các mô hình sản xuất lúa gạo, trong đó có mô hình cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiệm nước ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0 cho lợi nhuận cao hơn 8,4 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà.

Công ty cổ phần Tập đoàn Quế Lâm cung ứng vật tư đầu vào, bao tiêu sản phẩm xây dựng thương hiệu gạo hữu cơ tại Hợp tác xã nông nghiệp Phú Thọ (xã An Long, huyện Tam Nông) cho hiệu quả cao hơn so với canh tác truyền thống là 4,63 triệu đồng/ha. Ngoài ra, còn có mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với thí điểm áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc trên lúa gạo thực hiện huyện Hồng Ngự, huyện Thanh Bình.

Ngành nông nghiệp còn nhân rộng và phát triển vùng canh tác rau an toàn quy mô tập trung tại Long Thuận (huyện Hồng Ngự), Định An (huyện Lấp Vò), Tân Bình (huyện Châu Thành) và thị trấn Mỹ Thọ (huyện Cao Lãnh), với diện tích canh tác trên 250 ha.

Đến nay, có 99 mã số vùng trồng cây ăn trái xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với diện tích 4.938 ha, 58 mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường các nước còn lại với diện tích 1.217 ha và 2 mã số cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu.

Trong xây dựng nông thôn mới đạt và vượt chỉ tiêu được giao, với 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2021, có thêm 104 sản phẩm OCOP công nhận đạt chuẩn 3 sao và 4 sao, nâng tổng số sản phẩm OCOP toàn tỉnh là 265 sản phẩm.

Những năm gần đây Đồng Tháp ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0 cho lợi nhuận cao hơn 8,4 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những năm gần đây Đồng Tháp ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0 cho lợi nhuận cao hơn 8,4 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Năm 2021 đầy khó khăn nhưng ngành nông nghiệp của tỉnh nhà lại tăng trưởng và triển khai được các mô hình hay và hiện đại góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp gắn với liên kết doanh nghiệp từ đó làm giảm giá thành giúp nông dân có lợi nhuận.

Năm 2022 dự báo còn nhiều khó khăn, ngành nông tỉnh nhà cần tiếp tục giữ phong độ mức tăng trưởng xem đó là trụ đỡ nền kinh tế và đóng góp tăng trưởng cho tỉnh Đồng Tháp. Do đó, thời gian tới ngành nông nghiệp Đồng Tháp cần tập trung mạnh mẽ hơn nữa vấn đề chuyển đổi số như: Sử dụng máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật, giám sát sâu rầy thông minh, hệ thống quản lý tưới thông minh, ứng dụng công nghệ GIS để quản lý cơ sở dữ liệu.

Hiện Đồng Tháp có 99 mã số vùng trồng cây ăn trái xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với diện tích 4.938 ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện Đồng Tháp có 99 mã số vùng trồng cây ăn trái xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với diện tích 4.938 ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tiếp tục khẩn trương hoàn thành dự thảo Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, phát triển nông nghiệp theo chuỗi đa giá trị, gắn kết với phong trào khởi nghiệp và sản phẩm OCOP, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Ưu tiên quy hoạch phát triển năng lượng sạch, năng lượng mặt trời kết hợp mô hình chăn nuôi, trồng nấm, nuôi trồng thủy sản và xây dựng nông thôn mới.

  • Tags:
Xem thêm
Ngan sao Đầm Hà: Sản phẩm OCOP tiềm năng

Ngan sao Đầm Hà là giống vật nuôi bản địa được nhân rộng theo chuỗi liên kết, mở ra hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi địa phương.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất