Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Năm, 8/5/2025 9:8 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Tứ giác Long Xuyên khởi động vụ ĐX

Thứ Sáu 28/10/2016 , 13:52 (GMT+7)

Ngày 25/10, tại xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, Kiên Giang, Viện Công nghệ sinh học miền Nam tổ chức hướng dẫn nông dân vùng Tứ giác Long Xuyên kỹ thuật canh tác, bón phân trước khi vào vụ ĐX.

15-31-00_phn-bon-di-long
 

Hòn Đất là huyện có diện tích đất sản xuất lúa lớn nhất Kiên Giang, với trên 80.000ha. Do địa hình trũng thấp, là nơi xổ phèn, thoát lũ của vùng Tứ giác Long Xuyên ra biển Tây nên đất nhiễm phèn nặng. Nhiều diện tích ven biển còn bị nhiễm mặn. Để sản xuất lúa hiệu quả, nông dân phải sử dụng một lượng lớn vôi bột và phân lân để hạ phèn, tẩy mặn cho đất.

Ông Nguyễn Văn Sự, chủ đại lý Thái Thanh Lâm trực tiếp làm lúa (70ha) vừa cung cấp phân bón Địa Long cho nông dân sử dụng. Ông Sự cho biết: “Đất ở đây vẫn còn nhiễm phèn rất nặng. Cùng với đó là phát triển nuôi tôm nước lợ ven biển nên diện tích đất lúa nhiễm mặn ngày càng tăng.

Riêng đại lý của tôi mỗi năm cung cấp khoảng 1.000 tấn vôi, 800 tấn phân lân để nông dân bón lót đầu vụ, trước khi xuống giống. Nhưng vôi, lân thường ở dạng bột, rất bụi nên công mướn người đi rải còn cao hơn cả tiền mua. Vì vậy, nông dân rất ngán ngại mỗi khi vào vụ. Nhưng không sử không được, lúa giống gieo sạ có khi chết hết do ruộng bị nổi phèn”.

Qua tìm hiểu, thấy trên thị trường có phân bón Địa Long kết hợp cả 2 thành phần vôi, lân, lại ở dạng viên nên ông Sự đã mạnh dạn nhập về sử dụng ruộng nhà và cung cấp cho nông dân.

“Do nhiều nông dân ở đây chưa với quen phân bón Địa Long nên tôi mời nhà sản xuất (Cty CP Xây dựng và khai thác khoáng sản miền Nam) và lãnh đạo Viện Công nghệ sinh học miền Nam về đây giới thiệu, hướng dẫn quy trình sử dụng nhằm mang lại hiệu quả cao. Nhiều nông dân đến với hội thảo chăm chú lắng nghe và đặt câu hỏi với những tình huống thực tế để các nhà khoa học giải đáp”, ông Sự chia sẻ.

Lão nông Trần Quốc Mịch ở ấp Bình Thuận, xã Bình Sơn đến tham dự hội thảo từ rất sớm. Ông Mịch cho biết: “Gia đình có 3ha đất lúa, trước đây trồng khóm, sau này chuyển qua lúa. Do đất nhiễm phèn nên khi gieo sạ hay bị chết mộng, quá trình chăm sóc phải sử dụng nhiều phân hóa học lúa mới tốt được, làm tăng chi phí. Nghe nói phân Địa Long sử dụng trên đất phèn hiệu quả nên đến tìm hiểu, nếu thấy được thì chuyển qua sử dụng luôn vụ lúa đông xuân này”.

15-31-00_nong-dn-tim-hieu-ti-lieu
Nông dân tìm hiểu tài liệu
 

Bà Nguyễn Thị Muội ở ấp Sơn Kiên, xã Kiên Bình có 6ha đất sản xuất 1 vụ tôm, 1 vụ lúa, đến với hội thảo cũng mong muốn có được loại phân giúp tẩy mặn, hạ phèn để làm lúa hiệu quả.

Theo bà Muội, ngoài tận dụng nguồn nước ngọt, nước mưa để rửa mặn còn phải sử dụng thêm vôi, lân để cải tạo, bón lót thì xuống giống mới hiệu quả. Đến hội thảo này, tôi hi vọng sẽ tìm được loại phân bón chất lượng, giúp nông dân có vụ mùa bội thu”, bà Muội tâm sự.

Tại hội thảo, sau khi tìm hiều về thành phần, chất lượng và được tư vấn về quy trình sử dụng phân bón Địa Long cho đất phèn canh tác lúa, nhiều nông dân đã mạnh dạn đăng ký mua về sử dụng ngay trong vụ tới. Bước đầu, đã có hơn 1.000 bao phân được tiêu thụ.

 

Xem thêm
An toàn sinh học, 'lá chắn' phòng, chống dịch bệnh vật nuôi hiệu quả

KHÁNH HOÀ Không chỉ là 'lá chắn' phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học còn giúp người dân Khánh Hòa phát triển chăn nuôi hiệu quả và bền vững.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Vỏ trấu - nguyên liệu dồi dào để sản xuất than sinh học

Mỗi tấn lúa sau khi xay xát sẽ thải ra khoảng 200kg vỏ trấu, nếu được thu gom chế biến sẽ tạo ra được khoảng 40kg than sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Tạo nền tảng vững chắc trong bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững

BẮC NINH Tỉnh Bắc Ninh tuyên truyền pháp luật, tổ chức thả giống thủy sản, huy động cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.