| Hotline: 0983.970.780

Tự chế máy câu đánh bắt cá ngừ

Thứ Năm 06/11/2014 , 10:20 (GMT+7)

Máy câu tự chế này đã được lắp đặt trên tàu cá BĐ-96776 TS do ông Nguyễn Quê ở xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn). / "Đào tạo lại" đánh bắt cá ngừ

Ngày 4/11, 48 con cá ngừ đại dương được đánh bắt bằng máy câu do nhóm nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương tại Bình Định” chế tạo đã vào bờ.

Máy câu tự chế này đã được lắp đặt trên tàu cá BĐ-96776 TS do ông Nguyễn Quê ở xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn). Đây là 1 trong 5 tàu cá của ngư dân tỉnh Bình Định được hỗ trợ thí điểm đánh bắt cá ngừ theo kiểu Nhật Bản để xuất khẩu sang nước này.

Sau 23 ngày bám biển, đến sáng ngày 4/11, tàu cá này đã cập bến cảng cá Quy Nhơn với 48 con cá ngừ, tổng sản lượng trên 2,5 tấn. Theo đánh giá bằng mắt thường, chất lượng cá ngừ khá tốt, da cá tươi, sáng bóng…

Toàn bộ số cá này được Cty CP Thuỷ sản Bình Định thu mua với giá ưu đãi hơn so với cá đánh bắt, bảo quản thông thường. Theo đó, cá có trọng lượng từ 30 kg/con trở lên được thu mua giá 115.000 đ/kg, cá ngừ nhỏ dưới 30 kg/con có giá 94.000 đ/kg.

Tuy nhiên, lô cá này chưa thể xuất qua Nhật do đây là chuyến đánh bắt thử nghiệm bằng thiết bị do nhóm nghiên cứu ngành thủy sản Bình Định chế tạo. Hiện Cty sẽ kiểm tra đánh giá chất lượng cá, rút kinh nghiệm cho các chuyến biển sau.

Ông Trần Văn Vinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định cho biết, đây là máy câu cá ngừ đại dương do nhóm nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương tại Bình Định” tự nghiên cứu và SX.

19-02-10_c-ngu-1

Bước đầu thử nghiệm cho thấy, ngư dân vận hành máy tốt, ổn định và đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên, để máy hoạt động tốt hơn và được nhân rộng thì nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu, khắc phục một số khuyết điểm nhỏ nhằm giảm một phần chi phí so với thiết bị nhập khẩu.

“Nếu thành công, Bình Định sẽ trang bị máy câu cá ngừ đại dương này cho 5 tàu để tiếp tục ra khơi khai thác vụ chính (vụ cá Bắc) cá ngừ đại dương”, ông Vinh nói.

Trước đó, Chi cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã đề nghị UBND tỉnh Bình Định cho tổ chức SX thử nghiệm thiết bị câu cá ngừ đại dương, gồm máy thu câu, bộ shocker làm ngất cá, do một đơn vị cơ khí trong tỉnh SX dựa theo thiết bị cùng loại của Nhật Bản để giảm giá thành so với thiết bị nhập khẩu.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 3] Nuôi gà Đông Tảo thuần chủng

Tây Ninh Gà Đông Tảo từng được xem là gà 'tiến vua', tại xã biên giới Tân Hà, anh Nguyễn Thế Thao đang trở thành tâm điểm chú ý khi nhân nuôi thành công giống gà này.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.