| Hotline: 0983.970.780

Trồng su su lấy ngọn

Thứ Năm 18/04/2013 , 09:57 (GMT+7)

Sau hơn 4 năm trồng cây su su lấy ngọn, người dân xã Quyết Chiến (Tân Lạc, Hòa Bình) đã có của ăn, của để. Mô hình này đang lan rộng ra các xã khác...

Sau hơn 4 năm trồng cây su su lấy ngọn, người dân xã Quyết Chiến (Tân Lạc, Hòa Bình) đã có của ăn, của để. Mô hình này đang lan rộng ra các xã khác...

Ở Quyết Chiến có xóm hơn 80% số hộ trồng su su lấy ngọn, hộ thu nhập ít nhất cũng vài chục triệu đồng/năm, có nhà thu hơn 100 triệu, như xóm Biệng, xóm Bắc Hưng. So với cây trồng khác như ngô, lúa thì su su thu nhập cao gấp 4 - 5 lần.

Ông Bùi Văn Bến, Phó Chủ tịch xã Quyết Chiến nói: "Năm 2008, Sở KH-CN tỉnh Hòa Bình hỗ trợ trồng thử nghiệm 1 ha su su, đến nay toàn xã có trên 40 ha; có hộ trồng hơn 4.000 m², hộ neo người, ít đất cũng trồng vài trăm m². Bình quân cứ 1.000 m2 su su thu từ 1 - 1,2 tấn ngọn/tháng.


Trồng su su lấy ngọn, nhiều hộ có của ăn, của để

Với giá bán buôn cho thương lái từ 3.000 - 4.000 đồng/kg, giá trị kinh tế đem lại từ 250 - 300 triệu đ/ha. Trồng su su tốn công hơn các loại cây khác nhưng hiệu quả cao. Trong thời gian tới, mô hình này sẽ được tiếp tục triển khai nhằm tạo mọi điều kiện để bà con yên tâm SX, tiến tới xây dựng thương hiệu”.

Mỗi năm cứ đến tầm tháng 8, tháng 9 DL là thời điểm su su ra nhiều ngọn nhất, bà con bước vào dịp thu hái bận rộn, tất bật nhất trong năm. Từ rất sớm, người dân đã ra ruộng lấy ngọn, đến 8 giờ sáng thì gom lại, xếp thành bó. Việc hoàn tất cũng vừa lúc lái thương ở dưới xuôi và khách chợ đến lấy hàng chuyển đi tiêu thụ.

Chị Đinh Thị Lan, một hộ dân trồng su su lâu năm ở xóm Biệng cho biết: Trước đây gia đình trồng 600 m2 su su, thấy hiệu quả cao, chị trồng thêm hơn 2.000 m2. Cứ 3 - 5 ngày hái ngọn một lần, đó là lúc chưa vào chính vụ. Từ tháng 8 trở đi, hầu như ngày nào gia đình cũng có ngọn su su cung ứng ra thị trường.

Ông Nguyễn Hồng Tuấn, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình:

“Để đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân, đặc biệt thay đổi phương thức SX cũ, trung tâm đang tiếp tục triển khai một số mô hình mới như SX khoai tây giống, nuôi cá lăng lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình..., nếu có kết quả tốt sẽ nhân rộng ra nhiều nơi”.

Tham gia trồng su su từ ngày triển khai mô hình, bà Định Thị Loan cho hay: “Với diện tích 800 m2 đất vườn, mỗi tháng thu hơn 3 tạ ngọn, với giá bán  3.000 đ/kg, tôi thu về khoảng 1 triệu đồng. Canh tác bón phân đạm, lân và phân chuồng sẵn có theo đúng quy trình đã được hướng dẫn. Trồng cây su su lấy ngọn hợp với chất đất, khí hậu ở đây, cây que làm giàn thì sẵn có trên rừng. Cái khó nhất là khi mới trồng, cây cần đủ nước tưới và phân bón. Khi cây đã phát triển chỉ cần mỗi tháng bón phân một lần, làm cỏ và tỉa những ngọn bé”.

Còn ông Đinh Công Thanh, một trong số hộ có diện tích trồng su su lớn nhất xóm Biệng nói: Từ ngày có cây su su, đời sống gia đình dần đi lên. Bình quân cứ 1.000 m² thu được 1 - 1,2 tấn ngọn/tháng, thu về ngót chục triệu đồng.

Điều đáng nói là trước đây, hàng trăm hộ dân trong xã trồng su su để lấy quả, giá trị kinh tế vừa thấp, SX lại manh mún. Năm 2008, mô hình trồng su su lấy ngọn được tỉnh lựa chọn triển khai tại các xã vùng cao đã làm đổi thay cuộc sống của người dân. Nhờ sự hướng dẫn, chỉ đạo chăm sóc, chuyển giao TBKT, su su cho nhiều ngọn, đều ngọn, thu hái gần như quanh năm. Không riêng xã Quyết Chiến, cây su su đang được trồng ở các xã Nam Sơn, Ngộ Luông, Lũng Vân...

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất