| Hotline: 0983.970.780

Trồng màu trên đất lúa tăng thu nhập, đối phó hạn hán

Thứ Tư 20/07/2016 , 15:05 (GMT+7)

Tỉnh Bình Định đang đẩy mạnh trồng các loại cây trồng cạn trên đất lúa nhằm tăng thu nhập cho nông dân. Đây cũng là giải pháp đối phó với hạn hán.

14-49-20_1
Mô hình chuyển đổi trồng ngô trên đất lúa tại phường Nhơn Hưng, TX An Nhơn

 

Theo ông Nguyễn Văn Trượng, PGĐ Sở NN-PTNT Bình Định, từ năm 2013 đến nay, tỉnh này đã chuyển đổi được gần 14.000ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây màu như ngô, đậu phộng, hành, ớt…

Riêng trong vụ hè thu 2016 tiếp tục chuyển thêm 2.240ha. Thực tế cho thấy, các loại cây màu được trồng trên đất lúa cho hiệu quả cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Những địa phương chuyển đổi mạnh nhất tỉnh là các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, TX An Nhơn… trong đó xã Cát Tài, Phù Cát là một điểm sáng. Dựa trên điều kiện thổ nhưỡng, điều kiện nước tưới của từng vùng, chính quyền xã Cát Tài xây dựng kế hoạch chuyển đổi cụ thể, trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa.

Trong những năm gần đây, Cát Tài đã gắn việc chuyển đổi cây trồng với xây dựng CĐML; cánh đồng liên kết SX đậu phộng theo chuỗi, gắn với bao tiêu sản phẩm.

Đến nay, Cát Tài đã chuyển đổi hơn 160ha diện tích SX lúa bấp bênh sang SX các loại cây trồng cạn, chiếm 27% diện tích canh tác lúa toàn xã. Diện tích chuyển đổi được thực hiện luân canh, xen canh; mùa vụ quay vòng kín thời gian, trên cùng một diện tích có thể canh tác 4 - 5 lượt cây trồng/năm. Nhờ đó, bình quân 1ha canh tác đạt giá trị trên 145 triệu đồng/năm.

Theo bà Nguyễn Thị Tố Trân, GĐ Trung tâm Khuyến nông Bình Định, cách làm nói trên của xã Cát Tài không chỉ đem lại giá trị thu nhập cao hơn cho nông dân, mà còn tạo thuận lợi trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con, ổn định đầu ra của sản phẩm.

Nhiều phương thức thâm canh, luân canh mới cũng đã được nông dân Bình Định áp dụng có hiệu quả. Ví như tại xã Cát Hải, Phù Cát, nông dân đã chuyển đổi hơn 350 ha đất SX 1 vụ lúa/năm sang SX 1 vụ đậu phụng và 2 vụ hành/năm, cho thu nhập từ 150 - 180 triệu đồng/ha/năm.

Nông dân xã Cát Tài cũng đã chuyển đổi gần 900ha sản xuất 3 vụ lúa/năm sang SX các loại cây trồng cạn như: Đậu phộng xen ớt vụ ĐX, bắp hoặc mè vụ hè thu, vụ 3 trồng các loại rau màu, cho thu nhập trên 120 triệu đồng/ha/năm.


Nông dân xã Cát Tài, Phù Cát khấm khá nhờ chuyển đổi trồng đậu phộng trên đất lúa

 

Tại xã Tây Giang, thị trấn Phú Phong, Tây Sơn và xã Phước Hiệp, Tuy Phước nông dân đã áp dụng phương thức canh tác: Đậu phộng - dưa leo - khổ qua hoặc đậu phụng; 2 vụ hành lá - dưa leo; thu nhập trên 150 triệu đồng/ha/năm.

Một thành công khác trong thực hiện chuyển đổi cây trồng là không chỉ làm tăng thu nhập cho nông dân từ 3 - 10 lần so với trồng lúa trước đây, mà còn góp phần cải tạo, tăng độ phì cho đất. Ngoài ra, luân canh cây trồng cạn với cây lúa đã giúp cây lúa ít nhiễm sâu bệnh, năng suất lúa bình quân tăng cao hơn so với trước khi chuyển đổi.

“Qua đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hóa cây trồng trên đất lúa đã góp phần giúp nông dân hạn chế rủi ro bởi thời tiết, giảm chi phí đầu vào, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích”, ông Nguyễn Văn Trượng khẳng định.

“Chúng tôi chỉ đạo các địa phương căn cứ vào quy hoạch tổng thể, xem xét lập quy hoạch chi tiết cho từng loại cây trồng, từng vùng và từng vụ SX. Tập trung SX theo hướng hàng hóa, không gieo trồng tự phát, nhỏ lẻ; SX phải gắn với các khâu thu mua, chế biến. Trong quy hoạch cần lưu ý đến việc xây dựng vùng luân canh lúa - màu; vùng chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng màu”, ông Phan Trọng Hổ, GĐ Sở NN-PTNT Bình Định.

 

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.