| Hotline: 0983.970.780

Tranh thủ thời cơ thị trường

Thứ Năm 23/04/2020 , 10:06 (GMT+7)

Thời gian qua, các đối thủ cạnh tranh về một số mặt hàng thủy sản mà chúng ta có lợi thế như Ecuador, Thái Lan, Ấn Độ... cũng đều bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản. Ảnh: Quang Dũng.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản. Ảnh: Quang Dũng.

Khi thị trường EU hồi phục sau dịch bệnh Covid-19, chúng ta sẽ có lợi thế rất lớn, đặc biệt là đối với sản phẩm tôm, bởi chúng ta hiện đã ký với EU hiệp định EVFTA.

Theo đó, tôm Việt Nam sẽ được ưu đãi về thuế suất mà các đối thủ khác như Ấn Độ, Thái Lan hay nhiều nước khác không cạnh tranh được.

Một số thị trường xuất khẩu thủy sản khác như Trung Quốc hiện đã căn bản kiểm soát dịch. Thời gian qua, cá tra chế biến hàng tháng vẫn đều đặn xuất khẩu được sang thị trường Trung Quốc với trên 500 container.

Dự báo nhu cầu cá tra cũng như nhiều sản phẩm thủy sản khác xuất khẩu sang Trung Quốc các tháng tới sẽ ổn định trở lại.

Tổng cục Thủy sản đã có đề nghị các địa phương có vùng nuôi cung cấp nguyên liệu chính tại ĐBSCL cũng như hoạt động đánh bắt chủ động có giải pháp tranh thủ thời cơ thị trường khi dịch Covid-19 được khống chế.

Một số địa phương có các đối tượng nuôi biển gặp khó khăn thời gian qua như tôm hùm, cá song, ốc hương, hoặc sản phẩm đánh bắt đặc thù như cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to cần tiếp tục duy trì sản xuất (nhưng giảm mật độ), duy trì chất lượng để tranh thủ thời cơ thị trường khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát.

Các tỉnh ĐBSCL đã có mưa, tình hình hạn mặn đã giảm, đang rất thuận lợi để xuống giống thủy sản, nhất là tôm. Cần duy trì chế độ quan trắc môi trường để theo dõi các biến động cực đoan của thời tiết thời gian tới.

Bên cạnh đó, cần tăng cường duy trì các chuỗi liên kết sản xuất, rà soát lại mùa vụ và kế hoạch sản xuất nhằm đảm bảo kế hoạch năm 2020.

Tổng cục Thủy sản sẽ chủ động liên tục nắm bắt thị trường, cung cầu để có khuyến cáo, phục hồi sản xuất thời gian tới.

Xem thêm
Vùng cao loay hoay quản lý giết mổ gia súc

LÀO CAI Việc kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường, tuy nhiên, nhiều năm nay, vùng cao Lào Cai vẫn chưa thể thực hiện.

Bám bản, bám dân đẩy lùi dịch bệnh cho gia súc

HÀ GIANG Suốt 5 năm qua, Hà Giang không xuất hiện dịch lở mồm long móng nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, bám sát từng thôn bản, hộ chăn nuôi.

Nông nghiệp sinh thái: Cần thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn

Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, song để hiện thực hóa cần chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho lực lượng sản xuất nòng cốt.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất