| Hotline: 0983.970.780

TP HCM gỡ vướng quản lý chất thải rắn sau sáp nhập hành chính

Thứ Ba 22/07/2025 , 16:23 (GMT+7)

TP HCM cần phải thay đổi phương thức điều hành, kiểm tra, giám sát trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

TP HCM đã đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ xử lý 100% chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, trong đó ít nhất 90% phải được xử lý bằng công nghệ tiên tiến, giảm tối đa hình thức chôn lấp. Tuy nhiên, TP HCM đang đối mặt với không ít khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt khoảng 99,3%, nhưng 60% trong số đó vẫn được xử lý bằng hình thức chôn lấp. Ảnh: Hà Duyên.

Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt khoảng 99,3%, nhưng 60% trong số đó vẫn được xử lý bằng hình thức chôn lấp. Ảnh: Hà Duyên.

Theo ông Nguyễn Hồng Nguyên - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP HCM, mỗi ngày thành phố phát sinh khoảng 14.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó, khu vực TP HCM (cũ) chiếm hơn 10.500 tấn/ngày, khu vực Bình Dương (cũ) khoảng 2.400 tấn và khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ) hơn 1.100 tấn. Tỷ lệ thu gom, xử lý đạt khoảng 99,3%, nhưng 60% trong số đó vẫn được xử lý bằng hình thức chôn lấp, trong khi công nghệ đốt, tái chế, ủ compost chỉ chiếm khoảng 40%.

Cũng theo ông Nguyên, dù đạt được kết quả khả quan về tỷ lệ thu gom, Thành phố vẫn còn nhiều thách thức trong triển khai đồng bộ mô hình quản lý sau khi sáp nhập địa giới hành chính. Nhiều đại diện phường, xã và doanh nghiệp cho biết đang gặp khó trong việc thực hiện các gói thầu thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt do vướng định mức kỹ thuật, cơ chế tài chính và mô hình tổ chức còn thiếu thống nhất giữa các khu vực cũ.

 “Hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về định mức kinh tế - kỹ thuật, tỷ lệ chi phí chung hay lợi nhuận định mức trong dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Điều này khiến công tác lập dự toán và xây dựng giá dịch vụ còn nhiều lúng túng”, ông Nguyên nhấn mạnh.

Việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại TP HCM vẫn còn nhiều khó khăn. Ảnh: Lưu Niệm.

Việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại TP HCM vẫn còn nhiều khó khăn. Ảnh: Lưu Niệm.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Lê Công Phương - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP HCM cho rằng để hiện thực hóa mục tiêu này, trước tiên Thành phố cần gỡ bỏ những rào cản về thể chế và vận hành sau sáp nhập. Theo đó, cần thiết phải có cơ chế điều chỉnh thống nhất, nhất là sau khi các địa bàn cũ đã trở thành một phần của TP HCM mở rộng.

Hiện TP Hồ Chí Minh đang xúc tiến hai dự án đầu tư lò đốt rác tại xã Thạnh An và An Thới Đông (thuộc huyện Cần Giờ cũ). Trong đó, lò đốt quy mô 5 tấn/ngày tại Thạnh An đã được UBND TP thông qua chủ trương đầu tư, kỳ vọng là mô hình điểm cho chuyển đổi công nghệ xử lý rác tại khu vực đặc thù.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Minh Thạnh yêu cầu các xã, phường và đặc khu khẩn trương tăng cường quản lý các khu xử lý rác hiện hữu, đồng thời phối hợp với các sở ngành xây dựng cơ chế đặt hàng dịch vụ xử lý theo hướng công nghệ cao. Ông cũng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cải tạo, phục hồi các bãi chôn lấp sau khi ngưng tiếp nhận chất thải, nhằm tái lập mặt bằng, tạo quỹ đất sạch phục vụ phát triển đô thị.

“Cần thiết phải thay đổi phương thức điều hành, kiểm tra, giám sát trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác. Quan trọng hơn, Thành phố phải sớm ban hành bộ tiêu chuẩn kỹ thuật và cơ chế tài chính phù hợp với mô hình hành chính mới để thống nhất áp dụng trên toàn địa bàn”, ông Thạnh nhấn mạnh.

Xem thêm
Khách hàng Thanh Hóa đổ xô 'săn' ưu đãi chưa từng có để lên đời xe điện VinFast

Những ngày cuối tuần 18-20/7, Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa) sôi động hơn bao giờ hết với hàng nghìn người dân đổ về sự kiện 'Vi vu muôn ngả - Phủ xanh Việt Nam' do VinFast tổ chức.

Hành trình xanh của doanh nghiệp Việt

Nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã và đang từng bước thể hiện vai trò tiên phong, hành động cụ thể, bền bỉ để lan tỏa hành trình xanh.

Nguyên nhân thời tiết khác biệt trong cùng hoàn lưu bão số 3

Sáng 22/7, dù cùng chịu ảnh hưởng của bão số 3 nhưng thời tiết các khu vực khác nhau lại khác biệt rõ rệt: Có nơi mưa to gió lớn, có nơi lại hửng nắng.

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Quốc hội thông qua 5 đạo luật nhằm tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Sơn La ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH

UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành quyết định quy định mức giá cụ thể, tối đa đối với một số công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh.

Bình luận mới nhất