| Hotline: 0983.970.780

Thực hành trách nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Thứ Sáu 11/04/2025 , 06:52 (GMT+7)

Thực hành trách nhiệm xã hội sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao danh tiếng, thu hút đầu tư, giảm rủi ro và góp phần vào phát triển bền vững.

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) và Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy yếu tố Xã hội trong ESG”.

Thực tế cho thấy, mặc dù việc thực hành và báo cáo ESG (Environment - Society - Governance: môi trường - xã hội - quản trị) đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam, thế nhưng yếu tố xã hội dường như đang bị lu mờ bởi 2 yếu tố môi trường và quản trị. Theo đó, Hội thảo hướng đến việc làm rõ tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội trong nâng cao uy tín, thu hút đầu tư và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

Các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) được xem là nền tảng quan trọng, hỗ trợ doanh nghiệp lồng ghép các yếu tố bền vững vào chiến lược và hoạt động kinh doanh. Ảnh: Phạm Hiếu.

Các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) được xem là nền tảng quan trọng, hỗ trợ doanh nghiệp lồng ghép các yếu tố bền vững vào chiến lược và hoạt động kinh doanh. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch VBCSD, xu hướng toàn cầu về phát triển bền vững trong những năm qua đã thúc đẩy sự quan tâm và yêu cầu từ các bên liên quan, bao gồm nhà đầu tư, đối tác quốc tế và người tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị được xem là nền tảng quan trọng, hỗ trợ doanh nghiệp lồng ghép các yếu tố bền vững vào chiến lược và hoạt động kinh doanh.

Tại Việt Nam, khối doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế, hiện đang đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình triển khai thực hành ESG, chủ yếu do hạn chế về kiến thức chuyên môn và nguồn lực cần thiết.

“Đối với họ, ESG vẫn còn là một khái niệm tương đối mới mẻ, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ các quy định, chính sách của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực này. Ngược lại, các doanh nghiệp lớn đang thể hiện sự vượt trội rõ rệt trong việc tiếp cận thông tin, xây dựng chiến lược và triển khai các hoạt động liên quan đến ESG”, ông Nguyễn Quang Vinh thông tin.

Theo đó, về mặt thực hành chung, doanh nghiệp Việt Nam hiện đang thực hiện tốt nhất ở trụ cột xã hội, tiếp theo là quản trị và cuối cùng là môi trường. Ở cả 3 trụ cột, mức độ thực hành tỷ lệ thuận với quy mô doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp lớn với nguồn lực mạnh có khả năng tuân thủ và áp dụng các quy chuẩn ESG tốt nhất, còn các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ cần nhiều hỗ trợ để tiếp cận và nâng cao hiệu quả thực hành ESG.

Tích hợp yếu tố xã hội trong chiến lược ESG sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cả về mặt tài chính lẫn phi tài chính. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tích hợp yếu tố xã hội trong chiến lược ESG sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cả về mặt tài chính lẫn phi tài chính. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Vinh cũng cho biết, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tích hợp yếu tố xã hội trong chiến lược ESG sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cả về mặt tài chính lẫn phi tài chính. Vì vai trò quan trọng đó, trong những năm qua, yếu tố xã hội đã được VBCSD và VCCI chú trọng thúc đẩy, lồng ghép vào trong nhiều hoạt động khác nhau.

“Yếu tố xã hội mạnh mẽ trong ESG sẽ giúp nâng cao danh tiếng, thu hút đầu tư, thúc đẩy tinh thần của nhân viên, giảm rủi ro và góp phần vào tính bền vững lâu dài”, bà Ramla Khalidi, Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam, phân tích và khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến yếu tố xã hội trong việc điều hành chuỗi cung ứng cũng như ứng xử với cộng đồng.

Chia sẻ thêm về trụ cột xã hội trong ESG, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, ông Johan Ndisi cho biết, đây chính là yếu tố trọng tâm trong sự phát triển và ổn định của xã hội Thụy Điển, giúp cho đất nước từng nghèo nhất châu Âu trong những năm 80 trở thành quốc gia thành công nhất trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Yếu tố xã hội được đẩy lên nhờ thúc đẩy đối thoại mở, gắn kết, tạo động lực cho đội ngũ lao động, thực hiện rà soát chính sách chặt chẽ…

Xem thêm
Giảm dần rào cản kỹ thuật giữa Việt Nam - Hàn Quốc

Đây là mục tiêu được Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đưa ra tại phiên họp hôm 14/4.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai bảo hiểm thất nghiệp là tất yếu

Ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo hiểm thất nghiệp đã nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ, rút ngắn thời gian tiếp cận quyền lợi và tăng cường minh bạch quản lý.

SCG ra mắt tấm xi măng sợi thế hệ mới thân thiện môi trường

SCG - Tập đoàn hàng đầu ASEAN, chính thức ra mắt tấm xi măng 'SCG Smartboard Ultra' tại thị trường Việt Nam nhằm mang đến một giải pháp xây dựng thân thiện môi trường.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.