| Hotline: 0983.970.780

Củ Chi:

Thu nhập tiền tỷ mỗi năm từ nuôi trùn quế

Thứ Năm 23/03/2017 , 08:01 (GMT+7)

Hộ gia đình bà Võ Thu Hoa ở ấp Tân Định, xã Tân Thông Hội, Củ Chi (TP.HCM) là một điển hình làm giàu từ mô hình nuôi trùn quế, mỗi năm thu nhập hàng tỷ đồng…

14-20-34_nh-2
Bà Hoa giới thiệu sản phẩm phân bón từ trùn quế
 

Bà Hoa chia sẻ, gia đình bà nuôi trùn quế đã 18 năm. Ban đầu nuôi bò dư nhiều phân chuồng nên nuôi trùn quế cho gà, vịt ăn. Sau này con trai bà mở rộng diện tích nuôi trên 1.500m2 và tìm đầu ra cho trùn quế.

"Nuôi trùn quế rất dễ, chuồng nuôi làm bằng bạt hoặc đổ bê tông. Thức ăn cho trùn quế chủ yếu là phân, nhưng phải cho ăn đúng cách. Muốn trùn quế khỏe thì cho ăn phân bò, các thức ăn từ động vật khác như heo, gà, vịt phải ủ thật kỹ. Hai ngày cho ăn một lần", bà Hoa chia sẻ.

Thực tế mô hình của nhà bà Hoa cho thấy, trùn quế ít bị bệnh mà cho thu hoạch rất nhanh, mỗi tháng một lần. Với diện tích 1.500m2 mỗi lần bà thu hoạch khoảng hơn 1 tấn trùn quế. Mức giá hiện tại 4.000 đ/kg, có lúc lên 6.000 - 7.000 đ/kg thì mỗi tháng cũng thu được hơn 40 triệu đồng. Ngoài ra, sau khi thu hoạch khoảng 4 tháng, bà còn có 70 tấn phân trùn quế với giá bán phân ướt 2.500 đ/kg cho thu thêm 170 triệu đồng.

Bà Hoa cũng cho biết, sau nhiều năm nuôi trùn quế, gia đình bà tìm tòi thử nghiệm và tạo ra phân bón trùn quế cho cây trồng và dùng trùn quế làm thức ăn cho thủy sản, gia cầm. Chất dinh dưỡng từ dịch trùn quế được các trung tâm nghiên cứu cây trồng, vật nuôi đánh giá cao. Nhờ học hỏi kỹ thuật cũng như kinh nghiệm nuôi trùn quế lâu năm, trang trại của bà còn đáp ứng nhu cầu con giống cho các hộ chăn nuôi trong khu vực, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc trùn quế cho người mua rất tận tình.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.