| Hotline: 0983.970.780

Thay đổi hình thức sản xuất cá ngừ

Thứ Sáu 04/04/2014 , 10:32 (GMT+7)

Để cá ngừ đại dương thâm nhập được các thị trường xuất khẩu, cần phải tổ chức lại SX theo hình thức khép kín từ khai thác, bảo quản, chế biến đến thị trường.

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám tại Diễn đàn “Tổ chức SX cá ngừ theo chuỗi giá trị” vừa diễn ra tại Phú Yên.

Tính đến cuối năm 2013, tổng số tàu khai thác cá ngừ ở Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa khoảng 3.500 chiếc. Từ năm 2011 đến nay, nhiều tàu đã chuyển từ hình thức câu vàng truyền thống sang câu tay kết hợp ánh sáng khiến chất lượng cá ngày càng tệ hại. Thị trường tiêu thụ cá ngừ lớn nhất của ta là Nhật Bản, thế nhưng thị trường này rất khó tính, cá ngừ phải đạt chuẩn sashimi.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng thì cá ngừ khai thác bằng hình thức câu tay chỉ có 5 - 6% đạt chuẩn, số còn lại đều bán xô ra thị trường nội địa với giá thấp. Trong khi nhiên liệu không ngừng tăng nên các chuyến biển của ngư dân thường bị thất thu. Nguyên nhân dẫn tới gánh nặng về chất lượng là do phần đông tàu thuyền câu cá ngừ của ngư dân là tàu có công suất nhỏ, hầm đá thủ công không đúng chuẩn. Nhân lực lao động trong nghề không đảm bảo kỹ thuật.

“Phương tiện đánh bắt cá ngừ hầu hết lạc hậu, tàu không phải đóng để hành nghề này nên hầm đá bảo quản cá không đủ lạnh, nước đá không chuẩn sạch, công nghệ bảo quản không đảm bảo tiêu chuẩn… dẫn đến chất lượng sản phẩm kém là đương nhiên”, ông Võ Thiên Lăng, Chủ tịch Hội Nghề cá Khánh Hòa khẳng định.

Vấn đề làm cách nào để nâng cao chất lượng sản phẩm cá ngừ được ngư dân và các nhà quản lý đặt ra một cách cấp thiết tại diễn đàn. Lời giải là bằng mọi cách phải tìm giải pháp tổ chức SX cá ngừ theo chuỗi giá trị, hình thành chuỗi SX cá ngừ khép kín từ khai thác - bảo quản - chế biến - thị trường.

“SX cá ngừ chưa có chiến lược, mới chỉ quan tâm đến năng suất, chưa quan tâm đến nhu cầu của thị trường. Trong chuỗi sản phẩm cá ngừ, khâu bảo quản sản phẩm sau đánh bắt và khâu thu mua, tiêu thụ là rất yếu. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị sản phẩm và đương nhiên làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngư dân”, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết.

“Muốn nâng cao chất lượng cho cá ngừ phải thay đổi kỹ thuật, tiếp nhận công nghệ… Nhưng muốn làm được những điều trên ngư dân phải có vốn, phải được đầu tư. Tuy nhiên, quan trọng là phải tổ chức lại hình thức liên kết SX trên biển nhằm rút ngắn thời gian cá nằm trên biển mới có thể đảm bảo chất lượng. Khi chưa xây dựng được dịch vụ hậu cần vận chuyển cá về đất liền trong thời gian ngắn nhất thì làm theo mô hình trên là cần thiết”, ông Võ Thiên Lăng nhấn mạnh.

Ngư dân chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương, ông Nguyễn Sinh ở tổ 1, Bình Tân, Vĩnh Trường (Khánh Hòa), đề xuất: “Đội tàu của tôi trên biển có 12 tàu là hàng xóm và họ hàng liên kết lại. Trong 12 chiếc tàu này, tôi đầu tư 1 chiếc vừa làm nhiệm vụ đánh bắt vừa vận chuyển cá vào đất liền. Có tàu hậu cần, cá của tôi vào bờ nhanh hơn, chất lượng cá tốt.

“Chúng tôi đã tiếp cận với thị trường Nhật Bản, 1 thị trường tiêu thụ cá ngừ rất lớn. Họ yêu cầu cá ngừ từ khi được đánh bắt đến khi sáng đến Nhật phải được thực hiện trong vùng 10 ngày. Do đó, chúng tôi tổ chức đánh bắt theo cách những ngày đầu cả đội tàu cùng khai thác, 3 ngày sau 1 tàu chở cá về, cho cá đi máy bay qua Nhật là đảm bảo chất lượng”, ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh
Bình Định, chia sẻ.

Khi cá có chất lượng tốt thì mình chủ động được chuyện mua bán, không bị ép giá, nậu vựa nào mua giá cao thì bán, thu nhập chuyến biển nào cũng cao. Tuy nhiên, chi phí cho một chiếc tàu vừa khai thác vừa đảm nhận khâu vận chuyển rất tốn kém. Mong muốn làm sao Nhà nước có chính sách hỗ trợ ngư dân đóng tàu hậu cần cho bài bản”.

Theo hầu hết ngư dân làm nghề câu cá ngừ, việc có một chiếc tàu hậu cần nghề cá trên biển đối với họ hiện nay là rất bức thiết để giúp họ giải quyết gánh nặng về chất lượng. Có thời điểm mô hình HTX được triển khuyến khích triển khai; tuy nhiên, chưa phù hợp với thực tiễn, không phát huy được hiệu quả.

“Mô hình HTX hoàn toàn không phù hợp với nghề cá, qua hai lần cải tổ, HTX rơi vào tình trạng "cha chung không ai khóc”, ông Phan Thuẩn, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá phường 6, TP Tuy Hòa (Phú Yên) nói. Cùng nhận định, ông Võ Thiên Lăng, Chủ tịch Hiệp hội cá ngừ Khánh Hòa cho biết thêm: “Trước đây, tỉnh Khánh Hòa làm thử nghiệm hai mô hình thu mua nhưng then chốt là bất đồng về giá cả nên bị phá sản. Theo tôi, muốn thành công, các đội tàu cần làm theo mô hình tàu mẹ - tàu con cùng khai thác, tàu mẹ chịu trách nhiệm vận chuyển cá do chính các bạn thuyền cùng làm chủ, cùng chịu trách nhiệm. Ở Khánh Hòa, một số ngư dân tự đứng ra làm hình thức này thành công”.

Ngư dân Bình Định thì đang thực hiện mô hình liên kết đánh bắt trên biển theo hình thức cuốn chiếu, rút ngắn thời gian di chuyển của cá. Ông Trần Văn Vinh, Chi cục phó Chi cục KT&BVNLTS Bình Định cho biết: “Mô hình này có đội tàu cùng 5 -7 chiếc cùng đánh bắt, trong đó 1 chiếc làm nhiệm vụ đánh bắt và thu cá của những chiếc khác vận chuyển vào bờ. Theo tính toán, hình thức này cá chỉ mất 9 ngày trên biển tới được bến, đảm bảo chất lượng. Ở Bình Định đang thực hiện thí điểm mô hình này cũng rất thành công”.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 3] Nuôi gà Đông Tảo thuần chủng

Tây Ninh Gà Đông Tảo từng được xem là gà 'tiến vua', tại xã biên giới Tân Hà, anh Nguyễn Thế Thao đang trở thành tâm điểm chú ý khi nhân nuôi thành công giống gà này.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

Hàng nghìn ha cao su bị rụng lá, khô cành

QUẢNG BÌNH Gần tháng nay, hàng ngàn ha cao su đang vào kỳ khai thác tại Quảng Bình bị héo khô lá, gây thiệt hại nặng.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.