| Hotline: 0983.970.780

Thành phố du lịch nói không với các sản phẩm từ động vật hoang dã

Thứ Tư 07/06/2023 , 08:57 (GMT+7)

Hội thảo triển khai mô hình ‘thành phố nói không với sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật’ diễn ra tại tỉnh Quảng Ninh ngày 6/6.

Viện Phát triển Doanh nghiệp/Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (EDF/VCCI) và Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức buổi hội thảo tham vấn với ngành du lịch để giải quyết nạn buôn bán động vật hoang dã và thúc đẩy mô hình "thành phố nói không với sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật".

Bà Michelle Owen, Giám đốc Văn phòng dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp WWF phát biểu tại hội thảo.

Bà Michelle Owen, Giám đốc Văn phòng dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp WWF phát biểu tại hội thảo.

Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp do cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp (MBFP) thuộc Bộ NN-PTNT, WWF và TRAFFIC triển khai.

Hội thảo có sự tham gia của hơn 80 đại diện và lãnh đạo của tỉnh, thành phố và các huyện trong Quảng Ninh, ngành du lịch và các chuyên gia du lịch, hiệp hội du lịch, cũng như đại diện các hãng lữ hành, công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng, cảng biển và tàu du lịch.

Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang trên đà hồi phục từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm 2023, Việt Nam ước tính có thể đón 110 triệu khách du lịch trong đó khoảng 8 triệu khách du lịch quốc tế. Tính riêng lượng khách du lịch Trung Quốc dự kiến có thể đạt 4,5 triệu, bằng khoảng 50-80% lượng du khách trước đại dịch.

Bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp (VCCI).

Bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp (VCCI).

Tuy nhiên, sự hồi phục này cũng đi kèm mối quan ngại rằng sự bùng nổ lượng du khách nội địa và quốc tế sẽ khiến nhu cầu mua ngà voi và các sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật khác gia tăng trở lại.

Để giảm thiểu nguy cơ này, EDF/VCCI hợp tác với dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp do USAID tài trợ và ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh, để triển khai hoạt động ngăn chặn nhu cầu mua bán và tiêu thụ các sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật, hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững và có ý thức với môi trường.

Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp (VCCI), cho biết: “Việc thực hiện trách nhiệm xã hội, bao gồm bảo về môi trường và động thực vật hoang dã là một cách để xây dựng hình ảnh cho các doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở cả thị trường trong và ngoài nước”.

Các doanh nghiệp ký cam kết ko tham gia hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.

Các doanh nghiệp ký cam kết ko tham gia hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.

Cũng trong buổi hội thảo, các bên thảo luận cho ý kiến về việc triển khai mô hình "thành phố nói không với sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Mục tiêu của sáng kiến này là xây dựng thành công mô hình thành phố đặt việc bảo vệ động thực vật hoang dã như một phần của các giá trị cốt lõi hướng đến phát triển du lịch xanh và bền vững.

Mô hình này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các cơ quan địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và cộng đồng tham gia hội thảo. Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh và VCCI đã thể hiện cam kết thí điểm mô hình ở Quảng Ninh. 

Bà Michelle Owen, Giám đốc văn phòng dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp WWF cho biết, việc thí điểm và triển khai mô hình “Thành phố nói không với các sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật” là một bước tiến trong việc chủ động đấu tranh chống nạn buôn bán động vật hoang dã.

Việc Việt Nam không còn là điểm đến mua bán các sản phẩm động vật hoang dã cũng có nghĩa là ngành du lịch đang làm gia tăng sức hấp dẫn thu hút những du khách có ý thức về môi trường.

Xem thêm
Cho ăn thảo dược, ngựa bạch Sìn Hồ nuôi không kịp bán

LAI CHÂU Về cao nguyên Sìn Hồ, tận thấy những đàn ngựa bạch khỏe khoắn, chạy như bay trên đồng cỏ. Có được như vậy là nhờ cách chăm sóc ngựa đặc biệt của người nuôi.

Phát hiện bệnh dại, địa phương tổ chức truy bắt chó thả rông

QUẢNG NGÃI Sau khi phát hiện 2 con chó dương tính với bệnh dại, xã Ia Tơi (tỉnh Quảng Ngãi) đã hướng dẫn người dân tiêm phòng và triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất