| Hotline: 0983.970.780

Thành ông chủ thỏ từ 1 triệu đồng

Thứ Tư 26/11/2008 , 09:30 (GMT+7)

Với số vốn ban đầu chỉ hơn 1 triệu đồng, sau hai năm, đàn thỏ của anh Duy đã có hơn 400 con...

Đàn thỏ của nhà anh Duy đã có hơn 400 con

Với số vốn ban đầu chỉ hơn 1 triệu đồng, làm được hai cái chuồng và mua 6 con thỏ giống về nuôi. Sau hai năm đàn thỏ của anh đã hơn 400 con và trở thành một điểm cung cấp thỏ giống và thỏ thịt cho địa bàn thành phố Huế.

Đó là gia đình anh Lê Văn Duy ở tổ 3, Hạ 1, Thuỷ Xuân – Tp Huế. Quan sát ở Huế thấy thị trường tiêu thụ thỏ rất lớn, nhưng thỏ chủ yếu nhập từ các vùng khác về chứ tại Huế chưa thấy ai nuôi. Nắm bắt được thời cơ, cầm trên tay số tiền vẻn vẹn 1 triệu đồng, anh bắt xe vào Bình Phước mua được 6 con thỏ giống và học hỏi kinh nghiệm nuôi.

Mang thỏ giống về, anh làm hai chuồng và bỏ công chăm sóc để nhân giống. Sau hai năm nuôi, trang trại của anh đã có đến 100 chuồng nuôi, tổng đàn thỏ hơn 400 con, với số lượng thỏ nái gần 100 con, mỗi tháng đẻ được gần 300 thỏ con và xuất ra thị trường hàng trăm con thỏ thịt.

Anh Duy nuôi thỏ chủ yếu bằng cỏ. Vì rau thì đắt đỏ, còn lá cây ở thành phố rất hiếm. Mỗi ngày một con thỏ ăn hết 2kg cỏ. Mỗi khi công nhân môi trường đô thị dùng máy cắt cỏ ở các công viên để chất hàng đống chờ người dọn chở đi, thì anh chỉ có việc ra lấy rồi đưa về không mất công cắt. Ngoài cỏ ra, anh còn cho thỏ ăn một ít thức ăn công nghiệp và lúa.

 Hiện thỏ thịt được bán với giá 60.000đ/kg, còn thỏ giống mỗi con sinh ra nuôi chừng một tháng có giá 200.000đ/con. Giống thỏ anh đang nuôi là thỏ New Zealand, Đại Bạch Hung. Sau ba tháng nuôi, mỗi con đạt 3 đến 4kg, bán ra 300.000đ/con. Hỏi kinh nghiệm nuôi thỏ nái, anh cho biết: “Để đảm nguồn thỏ nái sinh sản tốt phải biết cách chăm sóc, thường thỏ nái mỗi lứa đẻ cách nhau từ 30 đến 40 ngày nhưng đừng nên mà hãy để 45 đến 60 ngày hãy cho đẻ một lứa mới đảm bảo sức khoẻ cho thỏ mẹ và thỏ con”.

Ngoài thỏ thịt bán hằng ngày, trại nuôi thỏ của anh Duy cũng là nơi chuyên cung cấp thỏ giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cũng như cách phòng ngừa bệnh tật cho rất nhiều hộ nuôi thỏ trên địa bàn thành phố Huế.

* Về cách phối giống và chăm sóc khi thỏ sinh, anh Duy cho biết: “Vào buổi sáng sớm hay chiều mát (3 - 4 giờ chiều), nếu thấy thỏ cái cụp đuôi xuống hay vùng vẫy không cho thỏ đực đến gần thì bắt thỏ cái ra, hôm sau thả lại vào chuồng thỏ đực. Khi con cái chịu đực rồi, con đực sẽ kêu lên một tiếng và nằm ngửa thở nhanh, lúc đó đưa thỏ cái về chuồng. Mỗi thỏ cái cho phối giống 2 lần cách nhau khoảng 4 - 6 giờ. Gần ngày đẻ, thỏ nằm duỗi dài, thời gian đẻ 1 - 2 giờ, nếu trời lạnh thắp đèn sưởi ấm ổ và thỏ con. Cần theo dõi thỏ đẻ để phòng thỏ mẹ ăn con, thỏ con bị lọt chuồng. Thỏ đẻ xong phải vệ sinh ổ đẻ và cho thỏ uống nước ngay”.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.