| Hotline: 0983.970.780

Thành công mô hình thu gom rác thải nhựa sinh hoạt trên tàu cá

Chủ Nhật 13/04/2025 , 19:31 (GMT+7)

Bình Định Mô hình thí điểm thu gom rác thải nhựa sinh hoạt trên tàu cá đưa vào bờ tại Cảng cá Quy Nhơn đã nâng cao ý thức bảo bệ môi trường biển của ngư dân.

Ngày 13/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định phối hợp với UBND thành phố Quy Nhơn cùng Ban Quản lý Cảng cá Bình Định tổ chức hội nghị báo cáo kết quả thực hiện mô hình trong năm 2024. Mô hình nằm trong khuôn khổ dự án “Thí điểm các mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải ngành thủy sản nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại thành phố Quy Nhơn” do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ giai đoạn 2022 - 2024.

Bà Hà Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định phát biểu tại hội nghị. Ảnh: V.Đ.T.

Bà Hà Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định phát biểu tại hội nghị. Ảnh: V.Đ.T.

Mục tiêu của mô hình nhằm quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa sinh hoạt trên tàu cá xả thải ra biển; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của ngư dân trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường biển; chống việc xả thải rác thải nhựa ra đại dương và tạo việc làm, tăng thu nhập cho khối lao động phi chính thức thông qua việc thu gom, phân loại, tái chế rác thải nhựa sinh hoạt trên tàu cá.

Mô hình thí điểm được thực hiện trên 100 tàu cá đánh bắt xa bờ thường xuyên ra vào Cảng cá Quy Nhơn (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) và 100 tàu cá thường xuyên ra vào Cảng cá Đề Gi (huyện Phù Cát), Cảng cá Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định).

Ông Trần Văn Vinh, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Bình Định với túi đựng rác thải hỗ trợ cho ngư dân. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Trần Văn Vinh, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Bình Định với túi đựng rác thải hỗ trợ cho ngư dân. Ảnh: V.Đ.T.

Qua điều tra của ngành chức năng đối với 100 tàu cá thường xuyên ra vào Cảng cá Quy Nhơn, trong mỗi chuyến biển kéo dài khoảng 20 ngày, lượng nhựa từ các loại chai nước uống và thực phẩm phục vụ cho thuyền viên khoảng hơn 1.386kg; lượng nhôm từ các loại nước uống của 100 tàu cá trong 1 chuyến biển là gần 287kg; lượng nhựa các loại bao bì dùng để đựng, bảo quản sản phẩm thủy sản trong 1 chuyến đánh bắt của 100 tàu cá là hơn 582kg.

Theo đó, bình quân lượng nhựa từ các loại nước uống và thực phẩm do thuyền viên sinh hoạt của thuyền viên trên 1 tàu cá trong 1 chuyến biển là gần 14kg; lượng nhôm từ các loại nước uống phục vụ cho thuyền viên của 1 tàu cá trong 1 chuyến biển là gần 3kg và lượng nhựa các loại bao bì dùng để đựng, bảo quản sản phẩm thủy sản của 1 tàu cá trong 1 chuyến biển là gần 6kg.

Ông Đào Xuân Thiện, Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá Bình Định phát biểu tại hội nghị. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Đào Xuân Thiện, Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá Bình Định phát biểu tại hội nghị. Ảnh: V.Đ.T.

Mô hình đã nâng cao nhận thức cho thuyền viên làm việc trên các tàu cá về rác thải nhựa đại dương thông qua các hình thức phát tờ rơi, ký cam kết, bảng hiệu, thông báo… tại các cảng cá cho cộng đồng ngư dân; xây dựng quy trình khai báo, tiếp nhận, xác nhận rác thải nhựa thu gom từ tàu cá vào bờ.

Bên cạnh đó, thành lập và triển khai hoạt động đội thu gom rác thải nhựa tàu cá thuộc Ban Quản lý cảng cá Bình Định; hỗ trợ túi lưới thu hồi rác thải nhựa cho các tàu cá; hỗ trợ xây dựng nhà thu gom, các trang thiết bị phục vụ phân loại, đóng gói; xây dựng cơ chế khuyến khích tàu cá thu gom rác thải nhựa về bờ; xây dựng cơ chế hỗ trợ vận hành ban đầu cho đội thu gom làm kinh tế tuần hoàn.

Ban tổ chức trao quà cho ngư dân dự hội nghị. Ảnh: V.Đ.T.

Ban tổ chức trao quà cho ngư dân dự hội nghị. Ảnh: V.Đ.T.

Lượng phế liệu thu gom trong năm 2024 từ 200 tàu cá trên địa bàn tỉnh Bình Định là khoảng 2.300kg, trong đó có 1.880kg nhựa và 420kg nhôm. Theo đó, lượng phế liệu được thu gom tại Cảng cá Quy Nhơn là 1.600kg, trong đó có 1.300kg nhựa chai và 300kg lon nhôm, lượng phế liệu thu gom từ các cảng cá khác là 700kg...

Được biết, Bình Định là tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện việc đưa rác thải sinh hoạt từ tàu cá vào bờ theo quy trình khép kín.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.