| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên: Hệ thống thủy lợi sẵn sàng cấp nước cho ruộng đồng

Thứ Tư 14/12/2022 , 09:09 (GMT+7)

Để đạt kết quả cao nhất trong sản xuất nông nghiệp, việc đảm bảo nguồn nước tưới tiêu là vấn đề được cơ quan chuyên môn của tỉnh Thái Nguyên đặt lên hàng đầu.

Phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi

Phần lớn các hồ thủy lợi được xây dựng từ năm 1960 -1980 và đã trải qua hơn 40 năm vận hành khai thác, đã có trên 30 công trình hồ, đập lớn được sửa chữa nâng cấp. Song một số hồ chứa, đập dâng, kênh mương chưa được đầu tư kinh phí để duy tu sửa chữa, nhất là các công trình hồ đập vừa và nhỏ.

Tỉnh Thái Nguyên đã triển khai chính sách thủy lợi phí, tạo điều kiện cho các địa phương phát huy tối đa hiệu quả của các công trình sau đầu tư. Nhờ vậy, hiệu quả rõ nét của chính sách này góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng diện tích tưới tiêu. Thể hiện qua con số cụ thể, năm 2010 là 83.000ha, nhưng đến nay đã lên tới khoảng 100.000ha.

Cơ bản công trình hồ chứa nước, đập nước, kênh mương có quy mô lớn do Công ty TNHH một thành khai thác thủy lợi Thái Nguyên (Công ty thủy lợi Thái Nguyên) quản lý, bao gồm 198 công trình (89 hồ thủy lợi, 103 đập dâng và 6 trạm bơm). Đây chính nguồn cung cấp nước tưới cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp trên toàn tỉnh và cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho các địa phương, các khu công nghiệp. Ngoài ra, đơn vị này cũng cung cấp một phần nước tưới tiêu cho địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Hồ Núi Cốc, công trình hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Toán Nguyễn.

Hồ Núi Cốc, công trình hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Toán Nguyễn.

Các công trình thủy lợi do Công ty thủy lợi Thái Nguyên thường xuyên được duy tu, bảo và nâng cấp hệ thống kênh mương, công trình trên kênh, trạm bơm để tăng tỷ lệ diện tích được cấp nước, khả năng tiêu thoát nước; ưu tiên hệ thống công trình thủy lợi khu vực thường gặp hạn hán như Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương. Áp dụng đồng bộ trên diện rộng các giải pháp tưới tiên tiến và tiết kiệm nước, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho các loại cây trồng

Ông Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty thủy lợi Thái Nguyên thông tin: Công ty đã lên kế hoạch từ đầu năm, chủ động tích nước cho các hồ thủy lợi để sản xuất vụ Thu Đông của năm 2022 và đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất vụ Xuân Hè năm 2023. Đây là thời gian ít mưa, thời tiết khô hạn nên việc điều tiết lượng nước phù hợp tiết kiệm và cố gắng tích nước nhiều nhất có thể.

Rà soát tình hình chứa nước các hồ thủy lợi

Nhằm đảm bảo cung cấp nước tưới cho cây trông vụ Đông, sắp tới là vụ Xuân, các cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra tình hình trữ nước tại các hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Qua rà soát, các công trình do Công ty thủy lợi Thái Nguyên quản lý, cơ bản các hồ có trữ lượng nước đạt từ 70 – 100% dung tích thiết kế. Tuy nhiên vẫn có một số ít chưa đạt 50% (Gồm các hồ Núi Trẽ (thành phố Thái Nguyên), hồ La Đao (huyện Phú Bình), hồ Múi Mủn và hồ Na Hiên (huyện Phú Lương).

Trong khi đó, đối với các công trình hồ đập có quy mô nhỏ hơn do các huyện, thành phố quản lý, có tỷ lệ trữ nước đạt từ 65 – 80% dung tích thiết kế.

Hồ Vai Miếu sẵn sàng đảm bảo nước tưới tiêu cho cây trồng các xã Ký Phú, Vạn Thọ, Cát Nê,... của huyện Đại Từ. Ảnh: Toán Nguyễn,

Hồ Vai Miếu sẵn sàng đảm bảo nước tưới tiêu cho cây trồng các xã Ký Phú, Vạn Thọ, Cát Nê,... của huyện Đại Từ. Ảnh: Toán Nguyễn,

Để đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho sản xuất vụ Đông, đặc biệt là vụ chính sắp tới là Xuân Hè, Sở Nông nghiệp và PTNT thôn tỉnh Thái Nguyên đã có văn bản chỉ đạo UBND các huyện, thành phố và Công ty thủy lợi Thái Nguyên xây dựng kế hoạch điều tiết nước. Có kế hoạch sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí và triển khai duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nào vét công trình thủy lợi đảm bảo phục vụ sản xuất gieo trồng.

Theo ông Dương Văn Hào, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, yêu cầu các địa phương sau khi rà soát, thấy các khu vực có nguy cơ bị hạn, không chủ động được nước tưới, thì cơ quan chuyên môn phải kịp thời hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Ngoài ra, các đơn vị quản lý công trình thủy lợi và các địa phương cấp xã, huyện phải chủ động phối hợp, tăng cường công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình theo quy định. Cần xử lý dứt điểm các vụ vi phạm đã xảy ra và ngăn chặn các hành vi vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.