| Hotline: 0983.970.780

Đại Từ phấn đấu xây dựng đồng bộ hệ thống công trình thủy lợi

Thứ Tư 30/11/2022 , 09:02 (GMT+7)

Để đảm bảo nguồn nước tưới những năm qua huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã phải huy động nhiều nguồn lực đầu tư hệ thống công trình thủy lợi....

Huyện Đại Từ có tổng diện tích đất tự nhiện là 56.902ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm tới hơn 85% (đất lúa 6.668ha, đất trồng cây lâu năm 12.224ha, đất trồng cây hàng năm khác 839ha). Để đảm bảo cho nguồn nước tưới cho diện tích lớn như vậy, những năm qua địa phương này đã phải huy động nhiều nguồn lực để đầu tư hệ thống công trình thủy lợi tại các xã, thị trấn.

Tổng số công trình thủy lợi trên địa bàn huyện là 150 (gồm 39 hồ chứa nước, 78 đập dâng và 33 trạm bơm). Trong đó công trình do Ban Quản lý thủy nông huyện Đại từ quản lý 66 công trình, Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản lý 84 công trình.

Huyện Đại Từ cũng có hàng trăm công trình kênh mương được xây dựng kiên cố. Phần lớn được xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa, Nhà nước hỗ trợ vật liệu, còn nhân dân đóng góp bằng tiền hoặc ngày công lao động. Nhờ nhận được sự đồng thuận của người dân, các xã, thị trấn khi có chương trình dự án đã rất thuận lợi triển khai xây dựng.

1

Hiện nay trên địa bàn huyện Đại có 150 công trình hồ chứa nước, đập dâng, trạm bơm và hàng ngàn trăm công trình kênh mương đã được đầu tư. Ảnh: Toán Nguyễn.

Khôi Kỳ là một trong những xã làm tốt công tác xây dựng hệ thống thủy lợi bằng các nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia. Đến nay các thửa ruộng trên địa bàn toàn xã đã đủ nước tưới cho diện tích đất nông nghiệp mùa vụ quanh năm. Tuy nhiên, đến nay xã Khôi Kỳ vẫn chưa được đầu tư hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi. Cụ thể như: Kênh mương dẫn nước, một số tuyến như mương dẫn nước hồ Suối Diễu về cánh đồng Na Phác và mương Vai Làng dẫn nước về cánh đồng Thang vẫn là mương đất; một số công trình đã xuống cấp như đập Vai Làng chưa được sửa chữa, hay như đập Vai Hoan chưa được đầu tư.

Ông Nguyễn Văn Đoàn, Chủ tịch UBND xã Khôi Kỳ cho biết, hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn xã đã được đầu tư  đáp ứng được phần lớn nhu cầu phục vụ sản xuất của nhân dân. Tuy nhiên vẫn cần phải đầu tư, nâng cấp thêm một số công trình (như nói ở trên) để tăng hiệu quả cho việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. Nhất là kênh mương dẫn nước chưa được xây dựng kiên cố, là mương đất nên người dân phải huy động phát dọn và gia cố thường xuyên. Rất mong được các cấp quan tâm, đầu tư hoàn thiện công trình thủy lợi cho xã để tăng hiệu quản sản xuất nông nghiệp cho nhân dân.

Theo  thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ, hiện nay tất cả 28/28 xã, thị trấn trên địa bàn đã đạt tiêu chí về thủy lợi, đáp ứng tưới tiêu chủ động cho trên 80% diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Một số diện tích bị ngập úng cục bộ sau những trận mưa to, kéo dài nhưng không ảnh hưởng nhiều tới sản xuất. Tuy nhiên vẫn còn một số công trình thủy lợi như hồ chứa nước, đập dâng và kênh mương đã xuống cấp, hoặc chưa được xây dựng kiên cố cần phải được đầu tư trong thời gian tới.

2

Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Đại Từ cơ bản đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp quanh năm. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ông Dương Trọng Hiếu, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ thông tin: Hệ thống công trình thủy lợi hiện nay trên địa bàn huyện cơ bản đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất cả mùa Hè và mùa Đông khô hạn. Nhiều xã không chỉ đầu tư hoàn thiện công trình thủy lợi, mà còn làm tốt việc xây dựng và mở rộng nhiều tuyến đường giao thông nội đồng như Ký Phú, Phục Linh, Văn Yên,… Đó là những tuyến đường đa mục đích, không chỉ phục vụ đi lại của nhân dân, mà giúp cho bà con vận chuyển vật tư, nông sản thuận lợi, cũng như thuận tiện đưa máy móc sản xuất ra đồng ruộng.

Xem thêm
Người nuôi bò tự tin nhờ được hỗ trợ theo chiều sâu

Sóc Trăng đang phát triển chăn nuôi bò theo chiều sâu: cải tạo giống, quản lý đàn bài bản, ứng dụng cơ giới hóa... tăng hiệu quả kinh tế và giảm tác động môi trường.

Dựng lá chắn bệnh dại ở vùng biên: [Bài 2] Từ nghi ngại đến chủ động

LONG AN Từ né tránh, người dân Đức Huệ nay chủ động đón sinh viên thú y đến tiêm phòng vaccine, sự thay đổi này là nền tảng bền vững để chặn đứng bệnh dại từ gốc.

Thấp thỏm dưa hấu vụ hè thu

BÌNH ĐỊNH Sau thất bại vụ dưa hấu cuối năm ngoái tại Gia Lai, năm nay, những người chuyên du canh trồng dưa quay về Bình Định làm vụ dưa hè thu, nhưng vừa làm vừa lo.

Gieo 'hạt vàng' trên vùng đá đen

ĐẮK NÔNG Trên vùng đá đen Krông Nô, người M’nông cần mẫn bứng đá, gieo xuống những 'hạt vàng'.

Ứng dụng công nghệ tự động, trại gà đứng vững trước dịch bệnh

BÌNH DƯƠNG Nhờ áp dụng công nghệ tự động, trại gà Lê Thảnh đã vươn lên thành mô hình điển hình không chỉ về năng suất mà còn là điểm sáng trong phòng chống dịch bệnh.

Xây dựng thương hiệu cá lồng sông Gianh

Quảng Bình Hơn chục hộ dân triển khai nuôi trên 40 lồng cá bên bờ sông Gianh, thu lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng/hộ/năm…

Bảo vệ động vật hoang dã, ngăn tiếng kêu ai oán giữa rừng xanh

Sáng ngày 13/6, báo Pháp Luật TPHCM tổ chức tọa đàm ‘Bảo vệ động vật hoang dã nhìn từ luật pháp và lương tâm’ nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.

Bình luận mới nhất