| Hotline: 0983.970.780

Tất cả tàu cá xa bờ của Khánh Hòa có thiết bị giám sát hành trình

Thứ Bảy 23/05/2020 , 16:09 (GMT+7)

Từ cuối 2018 đến nay tàu cá Khánh Hòa không vi phạm vùng biển nước ngoài. Các tàu đánh bắt xa bờ đều được giám sát hành trình chặt chẽ.

Các tàu đánh bắt xa bờ đều được giám sát 

Ngư dân Trương Gia Tân, ở Hòn Rớ, xã Phước Đồng (TP Nha Trang), cho biết, gia đình ông có 2 chiếc tàu gồm KH 99779 TS, KH 95879 TS hoạt động đánh bắt tại ngư trường Trường Sa và nhà dàn DK1. Trong đó, một tàu hành nghề lưới vây, tàu còn lại hành nghề câu cá ngừ kết hợp lưới rê.

Hầu hết các tàu đánh bắt xa bờ ở tỉnh Khánh Hòa đều đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá. Ảnh: KS.

Hầu hết các tàu đánh bắt xa bờ ở tỉnh Khánh Hòa đều đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá. Ảnh: KS.

Thời gian qua để góp phần gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC), các tàu của ông đã chấp hành các quy định của pháp luật như khai báo đầy đủ khi xuất nhập bến, đặc biệt tuyệt đối không vi phạm vùng biển nước ngoài. Đầu năm 2020, 2 tàu đã được lắp thiết bị giám sát hành trình và luôn bật 24/24 giờ theo quy định.

Ngư dân Mai Thành Phúc, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Phước Đồng cho biết, cả nghiệp đoàn gồm 32 tàu đánh bắt xa bờ, hiện đã lắp đặt đầy đủ thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Như gia đình ông Phúc có 2 tàu hành nghề câu cá ngừ đại dương đã thực hiện việc lắp đặt thiết bị từ cuối năm 2019. Hiện thiết bị sử dụng ổn định, cứ 2 tiếng đồng hồ cập nhập báo về bờ đầy đủ cho cơ quan chức năng.

Theo các ngư dân, mặc dù việc lắp đặt thiết bị mỗi tàu ngư dân bỏ ra hơn 20 triệu đồng (chưa kể thuê bao), nhưng nghĩ về lâu dài lại có ích cho các ngư dân bám biển. Ví dụ trong mùa mưa bão, nếu tàu gặp sự cố trên biển, cần hỗ trợ sẽ được cơ quan chức năng xác định vị trí chính xác, nhanh chóng ứng cứu kịp thời.

Khi các tàu đánh bắt do mải mê đuổi theo đàn cá dễ bị mất phương hướng, có nguy cơ vi phạm vùng biển nước ngoài. Nhưng nhờ việc theo dõi tàu qua thiết bị giám sát hành trình, cơ quan chức năng sớm nhắc nhở, cảnh báo nên tránh tình trạng tàu bị bắt, thiệt hại nặng.

Nhờ thiết bị giám sát hành trình cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ các tàu hoạt động trên biển. Ảnh: Kim Sơ.

Nhờ thiết bị giám sát hành trình cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ các tàu hoạt động trên biển. Ảnh: Kim Sơ.

Ông Võ Khắc Én, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, cho biết, việc triển khai thiết bị giám sát hành trình tàu cá là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài, từ đó góp phần khắc phục thẻ vàng của EC.

Theo Nghị định 26 của Chính phủ, tất cả tàu thuyền dài từ 15m trở lên phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Tại Khánh Hòa đến nay đã có 525/742 tàu lắp đặt xong theo đúng lộ trình đề ra.

“Gần như tất cả tàu đánh bắt xa bờ đều đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Các tàu chưa lắp chủ yếu tàu giã cào, đánh bắt vùng lộng, thường kinh tế khó khăn cần hỗ trợ phần nào của nhà nước”, ông Én chia sẻ.

Ghi nhận chúng tôi tại TP Cam Ranh, ông Lê Minh Hải, Trưởng phòng Kinh tế cho biết, đến nay toàn TP đã có 47/68 tàu cá có chiều dài 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Số tàu lắp đặt hầu hết đánh bắt xa bờ.

Số tàu còn lại mặc dù có chiều dài 15m trở lên nhưng do công suất nhỏ, không đảm bảo đánh xa bờ, nên chỉ chở thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản và đánh bắt vùng gần bờ. Do đó, các chủ tàu chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Để tháo gỡ khó khăn việc này huyện đã báo cáo tỉnh xem xét.

Các khuyến nghị của EC cơ bản khắc phục

Cũng theo ông Én, đến thời điểm này nhìn chung các khuyến nghị của EC, tỉnh Khánh Hòa cơ bản đã khắc phục, nhất là các khuyến nghị quan trọng như: không để tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, quản lý chặt chẽ hành trình tàu cá trên biển, truy xuất nguồn gốc và triển khai các quy định pháp luật của Nghị định 42 về xử phạt hành chính tàu cá vi phạm.

Hiện hồ sơ xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản được tỉnh lưu trữ đầy đủ, có hệ thống, dễ dàng truy cập. Ảnh: Kim Sơ.

Hiện hồ sơ xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản được tỉnh lưu trữ đầy đủ, có hệ thống, dễ dàng truy cập. Ảnh: Kim Sơ.

Cụ thể, từ cuối 2018 đến nay các tàu cá Khánh Hòa không vi phạm đánh bắt bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài. Còn việc quản lý chặt chẽ hành trình tàu cá trên biển, cơ bản các tàu đánh bắt xa bờ đã lắp thiết bị như đã đề cập ở trên. Đồng thời, Chi cục cũng đã đầu tư trang bị hệ thống máy vi tính và màn hình cỡ lớn đặt tại trạm bờ Chi cục đảm bảo việc theo dõi giám sát các tàu cá qua thiết bị giám sát hành trình (VMS).

Đối với hồ sơ xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản được tỉnh lưu trữ đầy đủ, có hệ thống, dễ dàng truy cập, đáp ứng được nhu cầu truy xuất nguồn gốc khi có yêu cầu. Bên cạnh đó, việc xử phạt các tàu vi phạm các quy định pháp luật về Nghị định 42 được Chi cục thực hiện theo quy định.

Riêng từ đầu năm 2020 đến nay, Chi cục phối hợp với cơ quan chức năng đã triển khai 218 đợt tuần tra, kiểm tra hành chính 192 phương tiện, tạm giữ 6 tang vật, xử phạt 18 trường hợp, với tổng số tiền hơn 71 triệu đồng.

Theo các chủ tàu, hiện nay hoạt động khai thác thủy sản gặp nhiều khó khăn như nguồn nhân lực lao động biển khan hiếm, sản lượng và giá cả sản phẩm thấp… nên nhiều tàu kinh tế khó khăn. Trong khi đó, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đã phát sinh thêm chi phí chi trả thuê bao cho thiết bị hoạt động trung bình khoảng 350 ngàn đồng/tháng/tàu. Trước khó khăn của ngư dân, theo lãnh đạo Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, Sở NN-PTNT đã kiến nghị tỉnh có chính sách hỗ trợ cước phí sử dụng thiết bị giám sát hành trình, để vừa đảm bảo giám sát hoạt động tàu cá được liên tục. Tuy nhiên hiện tỉnh vẫn đang xem xét.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 3] Nuôi gà Đông Tảo thuần chủng

Tây Ninh Gà Đông Tảo từng được xem là gà 'tiến vua', tại xã biên giới Tân Hà, anh Nguyễn Thế Thao đang trở thành tâm điểm chú ý khi nhân nuôi thành công giống gà này.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.