| Hotline: 0983.970.780

Tập huấn ứng dụng công nghệ IOT và viễn thám trong sản xuất lúa

Thứ Năm 24/11/2022 , 14:31 (GMT+7)

CẦN THƠ 30 cán bộ ngành trồng trọt và BVTV của TP Cần Thơ được tập huấn cách ứng dụng công nghệ IOT và viễn thám trong quản lý sản xuất và dịch hại trên cây lúa.

Từ ngày 21 - 27/11, Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ kết hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức lớp tập huấn cho 30 cán bộ ngành Trồng trọt và BVTV của các quận huyện trên địa bàn về cách ứng dụng công nghệ IOT và viễn thám trong quản lý sản xuất và dịch hại trên cây lúa.

Tập huấn cho 30 cán bộ ngành Trồng trọt và BVTV của các quận huyện trên địa bàn TP Cần Thơ về cách ứng dụng công nghệ  IOT và viễn thám trong quản lý sản xuất và dịch hại trên cây lúa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tập huấn cho 30 cán bộ ngành Trồng trọt và BVTV của các quận huyện trên địa bàn TP Cần Thơ về cách ứng dụng công nghệ  IOT và viễn thám trong quản lý sản xuất và dịch hại trên cây lúa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các học viên sẽ được tập huấn căn bản và thực hành giải đoán ảnh viễn thám, xây dựng chuỗi ảnh NDVI, tập huấn và thực hành trích xuất bản đồ trà lúa từ chuỗi NDVI. Đặc biệt trong chương trình tập huấn, các học viên có thể biết cách ứng dụng mô hình Oryza và dữ liệu thời tiết trong ước đoán năng suất lúa còn trên đồng. Bên cạnh đó, xây dựng mô hình ước đoán năng suất lúa dựa trên chỉ số diện tích lá và dữ liệu thời tiết; thu thập và tạo dữ liệu đầu vào; sử dụng mô hình dữ liệu thời tiết, phân bón, giống, kỹ thuật canh tác; thu thập dữ liệu thực địa và kiểm chứng mô hình năng suất.

Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ cho biết: Đây là khóa học đầu tiên để tập huấn cán bộ trong ngành Trồng trọt và BVTV ở các địa phương biết ứng dụng công nghệ số 4.0 và chỉ lại cho nông dân. Đây là chương trình nằm trong kế hoạch của UBND TP Cần Thơ về đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ số trong quản lý và canh tác nông nghiệp bền vững, thích ứng với thị trường và biến đổi khí hậu.

Máy ứng dụng công nghệ IOT và Viễn thám trong quản lý sản xuất và dịch hại trên cây lúa tại huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Máy ứng dụng công nghệ IOT và Viễn thám trong quản lý sản xuất và dịch hại trên cây lúa tại huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Qua lớp học này, nhằm giúp đào tạo cán bộ ngành trồng trọt và BVTV biết về kỹ thuật công nghệ số, đặc biệt là biết cách ứng dụng công nghệ IOT và viễn thám trong quản lý sản xuất và dịch hại trên cây trồng tại địa phương. Qua đó, tiết kiệm công lao động, thời gian và chi phí đi lại thăm đồng. Bên cạnh đó, còn giúp cho nông dân định hướng sản xuất nông nghiệp phù hợp và chủ động hơn trong việc quản lý tác tại của sâu bệnh ngày càng hiệu quả hơn.                                                      

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.